Bệnh động mạch chi dưới: Khái niệm, nguyên nhân dẫn đến bệnh? Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị như thế nào?
Ngày 09/09/2022 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên.
Bệnh động mạch chi dưới là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên có giải thích như sau:
- Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) là tình trạng bệnh lý của động mạch chi dưới trong đó lòng động mạch bị hẹp, tắc gây giảm tưới máu cơ quan và các bộ phận liên quan (da, thần kinh) phía hạ lưu.
Bệnh động mạch chi dưới: Khái niệm, nguyên nhân dẫn đến bệnh? Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân của bệnh động mạch chi dưới là gì?
Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 đưa ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh động mạch chi dưới như sau:
- Nguyên nhân của bệnh động mạch chi dưới là do xơ vữa động mạch. Các yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá, thuốc lào, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tăng homocystein máu làm gia tăng sự phát triển của bệnh động mạch chi dưới và các bệnh lý động mạch khác do xơ vữa.
Ngoài ra, các nguyên nhân gây nên bệnh động mạch chi dưới cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh động mạch chi trên. Các triệu chứng ở bệnh động mạch chi trên cũng tương tự với bệnh động mạch chi dưới nhưng ở các vị trí khác như mỏi tay, đau cách hồi vùng cánh tay, đau khi nghỉ hoặc hoại tử đầu chi khi giai đoạn bệnh nặng và một số triệu chứng khác như rối loạn thăng bằng, chóng mặt, ngất, thất điều, mất cảm giác vùng mặt khi bệnh nhân thực hiện các động tác gắng sức. Tắc động mạch thân cách tay đầu có thể gây đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua.
Triệu chứng của Bệnh động mạch chi dưới?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế thì các triệu chứng của bệnh động mạch chi dưới là những cơn đau chi dưới cách hồi khi vận động, đi lại và sẽ đỡ đau khi nghỉ. Tuy nhiên sẽ trở nên đau liên tục khi đến giai đoạn nặng. Cụ thể như sau:
Triệu chứng cơ năng:
Đau cách hồi (đau khi vận động, đi lại, đỡ khi nghỉ) chi dưới, giai đoạn nặng bệnh nhân có triệu chứng đau liên tục, đau khi nghỉ.
- Các triệu chứng khác: vết loét đầu chi khó lành, hoại tử ngón chân,…
-Người bệnh có tiền sử bệnh lý động mạch do xơ vữa như bệnh động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch thận, phình động mạch chủ…
Triệu chứng thực thể
Đau cách hồi chi dưới có thể ở một hoặc hai chân, một hay nhiều vị trí. Khám mạch (bắt mạch) và dựa trên vị trí đau có thể giúp phát hiện và định khu tổn thương động mạch:
- Đau cách hồi hông và mông: Tổn thương động mạch tầng chủ chậu. Mạch bẹn hai bên khó bắt hoặc không bắt được.
- Đau cách hồi đùi: Tổn thương động mạch tầng chủ chậu và/hoặc đùi chung. Mạch bẹn không bắt được hoặc bắt yếu, mạch khoeo không bắt được.
- Đau cách hồi bắp chân: Là vị trí đau thường gặp và nhận biết nhất. Đau 2/3 trên bắp chân thường do tổn thương động mạch đùi nông, đau 1/3 dưới bắp chân thường do tổn thương động mạch khoeo.
- Đau cách hồi bàn chân: Tổn thương động mạch tầng cẳng chân.
Các triệu chứng kèm theo đau cách hồi:
- Mạch yếu hoặc không bắt được mạch.
- Loét khó lành.
- Đổi màu da.
- Hoại tử đầu chi.
Điều trị bệnh động mạch chi dưới như thế nào?
Theo Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ- BYT năm 2022 đưa ra mục tiêu điều trị của bệnh động mạch chi dưới như sau:
Điều trị bệnh động mạch chi dưới gồm 3 mục tiêu chính:
- Giảm biến cố tim mạch chính (MACE): giảm tử vong, Nhồi máu cơ tim (NMCT), Tai biến đột quỵ não (TBMN). Các biện pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả bao gồm: thuốc chống huyết khối (thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông), statin, thuốc ức chế men chuyển, kiểm soát đường máu và huyết áp.
- Giảm tỉ lệ cắt cụt chi và các biến cố lớn ở chi (MALE). Các biện pháp điều trị bao gồm: Tái thông mạch máu tối ưu, chăm sóc bàn chân, liệu pháp chống huyết khối.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh: tập đi bộ, tập phục hồi chức năng, thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, chăm sóc vết loét bàn chân.
Quyết định này cũng hướng dẫn một số biện pháp điều chỉnh nguy cơ tim mạch do xơ vữa như hoạt động thể chất thường xuyên, giảm cân ở bệnh nhân thừa cân, đặc biệt là bỏ hút thuốc ( và các hình thái tương tự) là vấn đề mà các chuyên gia lâm sàng cũng như các nhà khoa học về tim mạch của Việt Nam khuyến cáo.
Bệnh động mạch ngoại biên nói chung và bệnh động mạch chi dưới nói riêng là một bệnh khá phổ biển và cũng rất nguy hiểm, vì vậy khi có các triệu chứng trên người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Xem chi tiết nội dung hướng dẫn tại Quyết định số 2475/QĐ-BYT năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?