Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Bộ Y tế đưa ra các triệu chứng lâm sàng để nhận biết cơ thể đã mắc bệnh?
Các triệu chứng lâm sàng về bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) là gì?
Theo quy định tại Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về các triệu chứng lâm sàng về bệnh giun lươn đường ruột cụ thể như sau:
- Thể bệnh thông thường:
Triệu chứng thường gặp:
+ Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy là triệu chứng thường gặp nhất, có thể kéo dài trên 2 tuần và xen kẽ đợt táo bón.
+ Đau bụng: thường đau ở vùng thượng vị, hạ sườn phải kèm theo buồn nôn và nôn.
+ Dị ứng: ngứa, nổi mẩn đỏ tại vị trí xâm nhập qua da hoặc dạng ban dát sẩn nổi mề đay kéo dài rải rác toàn thân.
Ngoài ra có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút cân, thiếu máu, viêm ruột, viêm loét tá tràng, đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm khớp, rối loạn nhịp tim, hội chứng thận hư và ho/ hen phế quản.
- Thể bệnh nặng:
+ Thê bệnh nặng bao gồm hội chứng tăng nhiễm giun lươn và nhiễm giun lươn lan toả thường gặp ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch, dùng corticosteroid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch và thường đi kèm với các bệnh khác như: Nhiễm khuẩn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận mạn, bệnh ác tính, tiểu đường, suy dinh dưỡng.
+ Bệnh giun lươn lan tỏa ấu trùng xâm nhập vào nhiều cơ quan như phổi, gan, tim, thận, các cơ quan nội tiết và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh thường nặng và dẫn đến tử vong cao.
+ Ấu trùng giun lươn gây viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc.
+ Về thần kinh: Bệnh nhân dễ bị kích thích, suy nhược thần kinh, có thể bị viêm não - màng não, áp xe não, động kinh, rối loạn tri giác.
+ Giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi, áp xe phổi, hen phế quản, gây viêm phổi mô kẽ, xuất huyết nhu mô, chấm xuất huyết tại các phế nang, suy hô hấp.
+ Ấu trùng giun lươn gây phì đại hạch, viêm nội tâm mạc, viêm tụy, suy gan, suy thận, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, phù toàn thân.
Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Bộ Y tế đưa ra các triệu chứng lâm sàng để nhận biết cơ thể đã mắc bệnh?
Quy định về xét nghiệm cận lâm sàng đối với bệnh giun lươn đường ruột?
Tại Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về cận lâm sàng đối với bệnh giun lươn đường ruột cụ thể như sau:
- Xét nghiệm bệnh giun lươn đường ruột
+ Xét nghiệm phân bằng phương pháp: soi tươi, hay phương pháp Baermann
+ Xét nghiệm dịch tá tràng, dịch rửa phế quản hoặc đờm: tìm ấu trùng giun lươn.
+ Xét nghiệm ELISA: phát hiện kháng thể kháng giun lươn Strongyloides stercoralis trong huyết thanh rất có giá trị chẩn đoán.
+ Xét nghiệm IgE toàn phần: có thể tăng.
+ Công thức máu: chỉ số bạch cầu ái toan thường tăng, số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng.
+ Sinh hóa máu: có thể tăng men gan.
+ Xét nghiệm sinh học phân tử: xác định loài giun lươn.
- Chẩn đoán hình ảnh đối với bênh giun lươn đường ruột
+ Siêu âm ổ bụng: có dầy thành quai ruột non, dầy đều.
+ Chụp Xquang ngực: có thể cho thấy sự thâm nhiễm kẽ, đông đặc, hoặc áp xe.
+ Chụp CT, MRI: khi có tổn thương thần kinh.
Chẩn đoán bệnh giun lươn đường ruột như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về chẩn đoán bệnh giun lươn đường ruột cụ thể như sau:
- Trường hợp nghi ngờ bệnh:
+ Yếu tố dịch tễ: Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc sống trong vùng có dịch lưu hành.
+ Bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng hướng tới bệnh giun lươn.
- Trường hợp bệnh xác định
- Trường hợp bệnh nghi ngờ và có một trong hai các xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm phân tìm thấy ấu trùng giun lươn trong phân, dịch tá tràng, trong dịch rửa phế quản hoặc dòm hoặc
+ Xét nghiệm ELISA kháng thể kháng giun lươn: dương tính.
- Chẩn đoán phân biệt cụ thể tình hình bệnh giun lươn đường ruột
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì những triệu chứng thường gặp là rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy là triệu chứng thường gặp nhất, có thể kéo dài trên 2 tuần và xen kẽ đợt táo bón; đau bụng: thường đau ở vùng thượng vị, hạ sườn phải kèm theo buồn nôn và nôn; dị ứng: ngứa, nổi mẩn đỏ tại vị trí xâm nhập qua da hoặc dạng ban dát sẩn nổi mề đay kéo dài rải rác toàn thân. Ngoài ra có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút cân, thiếu máu, viêm ruột, viêm loét tá tràng, đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm khớp, rối loạn nhịp tim, hội chứng thận hư và ho/ hen phế quản. Đây là những triệu chứng dễ nhận thấy khi cơ thể bị bệnh giun lươn đường ruột.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?