Bệnh sán lá gan lớn: Nguồn lây nhiễm bệnh đến từ đâu? Chu kỳ lây nhiễm diễn ra trong bao nhiêu ngày?

Tôi có nghe nói về bệnh sán lá gan lớn là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Tôi đang tìm hiểu các thông tin về loại bệnh này nên tôi muốn hỏi về các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn? Tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn là gì? Xin cảm ơn!

Tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn ở người là do đâu?

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022, theo đó quy định như sau:

- Bệnh sán lá gan lớn ở người chủ yếu do hai loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây nên. 

- Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam là loài F. gigantica lại với F. hepatica

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn? Tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn là gì?

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn? Tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn là gì?

Chu kỳ nhiễm bệnh sán lá gan lớn trong bao nhiêu ngày?

Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022, theo đó quy định như sau:

Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140 x 80mm. 

- Trứng sán xuống nước, nở ra ấu trùng lông, ấu trùng lông xâm nhập vào một số loài ốc là vật chủ trung gian thứ nhất. Trong ốc ấu trùng lông phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi óc và bám vào các loại rau thuỷ sinh tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. 

- Người hoặc trâu, bò, cừu, dê... ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước chưa nấu chín có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. 

1) Trứng từ đường mật được đào thải theo phân ra ngoài môi trường

2) Trứng phát triển trong môi trường nước

3) Trứng nở ra ấu trùng lông miracidium

4) Ấu trùng phát triển thành các giai đoạn khác nhau trong vật chủ trung gian thứ 

nhất là ốc nước ngọt.

5) Ấu trùng đuôi cercaria rời ốc sống tự do trong nước

6) Ấu trùng đuôi cercaria bám vào thực vật thuỷ sinh và phát triển thành ấu trùng 

nang metacercaria

7-8) Động vật ăn cỏ hoặc người ăn thực vật thuỷ sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng metacencaria còn sống, ấu trùng vào dạ dầy, xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng, ấu trùng đến gan và các cơ quan bộ phận khác ký sinh

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn là gì?

Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022, theo đó quy định như sau:

(1) Giai đoạn phát triển của bệnh

- Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan 

+ Khi người bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn, ấu trùng vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc rồi xuyên thẳng đến gan, xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất. 

+ Kháng thể IgG xuất hiện sau 2 tuần. 

+ Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở ống mật nhưng trước khi vào ống mật, chúng vào nhu mô gan gây tổn thương dạng u hay áp xe, trong giai đoạn xâm nhập sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, tuyến vú, đôi khi có cả trong bao khớp.

- Giai đoạn xâm nhập vào đường mật 

+ Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật thành sán trưởng thành và đẻ trứng. Sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm nếu không được phát hiện và điều trị. 

+ Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát. 

+ Viêm tụy cấp. 

+ Là yếu tố gây bội nhiễm.

(2) Triệu chứng lâm sàng 

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào gian đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người. 

- Giai đoạn cấp tính là giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan, thường có sốt, đau hạ sườn phải và đau bụng. 

- Giai đoạn mãn tính là giai đoạn xâm nhập vào đường mật, thường các triệu chứng không còn điển hình nên dễ nhầm với bệnh khác. Các dấu hiệu cổ điển như: khó chịu vùng dạ dày, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, viêm mật, đường mật, sỏi túi mật. Gan luôn luôn to, có thể không đau khi sờ. Cổ chướng có thể thấy một số trường hợp. Cả hai thể đối với sán lá gan lớn lạc chỗ gây nên hình ảnh lâm sàng hết sức phức tạp. Các chẩn đoán phân biệt với các bệnh có sốt và bệnh ký si khác gây nên tăng bạch cầu ái toan và có các triệu chứng tương tự cân được loại trừ. 

Tóm lại, có thể dựa vào các yếu tố chỉ điểm như:

- Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đôi khi đau thượng vị.

- Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài.

- Một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa/mề đay. 

- Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn.... 

(3) Các thể bệnh 

- Thể nhẹ 

+ Triệu chứng lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn thường không đặc hiệu, có trường hợp không có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương. 

+ Người bệnh thấy mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút, sốt, thiếu máu.

- Thể trung bình 

+ Đau bụng: Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau (chiếm 70-80 % các trường hợp), hoặc đau vùng thượng vị hoặc và mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, đau từng cơn, đau tức. 

+ Sốt: Sốt cao, rét run đôi khi sốt kéo dài.

+ Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt. Gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài. 

+ Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn. 

- Thể nặng 

+ Một số người bệnh có biểu hiện lâm sàng của biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa.... 

+ Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau.

+ Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da. 

+ Có mẩn ngứa ngoài da, dị ứng da gặp ở 20-30 % người bệnh, biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, bút rứt, khó chịu. 

+ Ho, khó thở.

+ Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút. 

+ Sốt: sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc chỉ sốt thoáng qua rồi hết, đôi khi sốt kéo dài. 

+ Tràn dịch màng phổi. 

+ Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, cơ ngực, bắp chân hoặc các cơ quan khác. 

+ Có trường hợp vỡ gan (Việt Nam đã gặp 1 trường hợp năm 2014).

Việc khám cận lâm sàng đối với bệnh sán lá gan lớn được quy định ra sao?

Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022, theo đó quy định như sau:

(1) Xét nghiệm 

- Công thức máu: Bạch cầu ái toan thường tăng, số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng. 

- Sinh hóa: Có thể tăng men gan, tăng Bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp. 

- Xét nghiệm phân hay dịch tá tràng tìm trứng sán lá gan lớn là chẩn đoán “vàng” nhưng ở Việt Nam ít khi tìm thấy trứng vì sán ít vào ống mật để đẻ trứng. 

- Xét nghiệm ELISA: Phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn rất có giá trị. 

- Xét nghiệm sinh học phân tử: Để chẩn đoán sán lá gan lớn.

(2) Chẩn đoán hình ảnh 

- Siêu âm ổ bụng, CT/MRI ổ bụng thấy hình ảnh tổn thương gan mật là vùng giảm âm không đồng nhất, không có bờ rõ ràng, hoặc những ổ hỗn hợp âm hình tổ ong, nhiều ổ nhỏ tập trung thành đám lớn, hay gặp ở gan phải, có thể thấy hình ảnh tụ dịch dưới bao gan. 

- Trên siêu âm cũng như chụp cắt lớp vi tính có thể nhầm với ung thư gan và các loại áp xe gan do nguyên nhân khác.

Bệnh sán lá gan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh sán lá gan có phải là bệnh truyền nhiễm không? Nếu có thì thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm nào?
Pháp luật
Bệnh sán lá gan lớn: Nguồn lây nhiễm bệnh đến từ đâu? Chu kỳ lây nhiễm diễn ra trong bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sán lá gan
2,708 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sán lá gan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh sán lá gan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào