Biên bản kiểm toán dành cho hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được xây dựng thế nào?
- Biên bản kiểm toán dành cho hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được xây dựng thế nào?
- Nguyên tắc lập Biên bản kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được quy định ra sao?
- Mẫu Biên bản kiểm toán mới đối với hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được áp dụng từ ngày mấy?
Biên bản kiểm toán dành cho hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được xây dựng thế nào?
Về nguyên tắc, sau khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Tổ kiểm toán có trách nhiệm lập Biên bản kiểm toán.
Theo đó, biên bản kiểm toán dành cho hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được xây dựng theo mẫu mới nhất hiện nay là Mẫu số 03/BBKT-NSĐP Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Mẫu này được sử dụng cho Tổ kiểm toán ghi chép, xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán về các nội dung kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố (hoặc huyện) theo Kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
Đồng thời, làm căn cứ pháp lý cho việc lập Báo cáo kiểm toán (hoặc Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán khi kiểm toán ngân sách huyện).
Tải Mẫu biên bản kiểm toán tại tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh mới nhất Tại đây.
Biên bản kiểm toán dành cho hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lập Biên bản kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được quy định ra sao?
Căn cứ nội dung tại Mẫu số 03/BBKT-NSĐP Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Nguyên tắc lập Biên bản kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được xác định như sau:
- Biên bản kiểm toán được lập khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố (hoặc huyện).
Trường hợp có nhiều Tổ kiểm toán cùng làm việc tại cùng một đơn vị, mỗi Tổ kiểm toán thực hiện một phần công việc thì mỗi Tổ kiểm toán lập một Biên bản kiểm toán liên quan đến phần việc được phân công.
- Biên bản kiểm toán phải được lập khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, phải được thông qua đơn vị được kiểm toán, hoàn thiện và phát hành trước khi lập Báo cáo kiểm toán (hoặc lập BBKT của Tổ kiểm toán khi kiểm toán ngân sách huyện).
- Trưởng đoàn kiểm toán ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của Biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng có trách nhiệm soát xét, chỉ đạo về nội dung của Biên bản kiểm toán.
- Đoàn kiểm toán gửi dự thảo Biên bản kiểm toán cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán trước khi gửi cho đơn vị để lấy ý kiến hoặc tổ chức thông qua dự thảo Biên bản kiểm toán.
Kiểm toán trưởng trực tiếp xem xét (hoặc giao cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán soát xét, lập Báo cáo gửi Kiểm toán trưởng) để chỉ đạo Trưởng đoàn, Tổ trưởng.
- Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở tổng hợp các Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của tất cả các Kiểm toán viên trong Tổ kiểm toán. Biên bản này không thay thế cho các Biên bản xác nhận của từng Kiểm toán viên.
- Tổ kiểm toán phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán, bao gồm: xác nhận số liệu; việc chấp hành chính sách pháp luật liên quan của đơn vị được kiểm toán, các ý kiến đánh giá về các nội dung kiểm toán đã thực hiện và ghi rõ nguyên nhân chênh lệch giữa số liệu báo cáo với số kiểm toán.
Các ý kiến xác nhận, đánh giá của Tổ kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, Kiểm toán viên lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với đơn vị để lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
Trường hợp Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán có những nội dung khác với hoặc chưa có trong Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của các kiểm toán viên thì Tổ kiểm toán phải thu thập bằng chứng có liên quan (bảng tính toán số liệu, bản gốc hoặc bản photo hoá đơn, chứng từ, văn bản…) để lưu đầy đủ cùng Biên bản kiểm toán này trong hồ sơ kiểm toán.
- Người ký Biên bản kiểm toán bên Kiểm toán Nhà nước là: Tổ trưởng Tổ kiểm toán và Trưởng đoàn kiểm toán. Trường hợp kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước huyện là Tổ trưởng tổ kiểm toán.
- Sau khi hoàn thành lập, Dự thảo Biên bản kiểm toán và Biên bản kiểm toán được quản lý trong hồ sơ kiểm toán theo quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và huỷ hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Mẫu Biên bản kiểm toán mới đối với hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được áp dụng từ ngày mấy?
Căn cứ Điều 2 Quyết đinh Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN về hiệu lực thi hành thì Mẫu Biên bản kiểm toán mới đối với hoạt động kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sẽ được áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày Quyết định được ký (tức là ngày 25/02/2023).
Như vậy, từ ngày 25/02/2023, khi lập biên bản kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước, Tổ kiểm toán sẽ thực hiện theo Mẫu số 03/BBKT-NSĐP Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?