Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tổng hợp việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Bộ, cơ quan trung ương như thế nào?
Mẫu Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ, cơ quan trung ương mới nhất?
Mẫu Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ, cơ quan trung ương mới nhất hiện nay là Mẫu số 01/BBKT-NSBN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, Mẫu số 01/BBKT-NSBN được dùng cho Tổ kiểm toán ghi chép, xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán về các nội dung kiểm toán tổng hợp tại bộ, cơ quan trung ương theo KHKT tổng quát đã được phê duyệt.
Đồng thời, làm căn cứ pháp lý cho việc lập Báo cáo kiểm toán và Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết.
Tải Mẫu Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ, cơ quan trung ương mới nhất Tại đây.
Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ, cơ quan trung ương thực hiện theo mẫu mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi lập Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ, cơ quan trung ương cần thực hiện theo những nguyên tắc gì?
Dựa theo thông tin tại Mẫu số 01/BBKT-NSBN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN, Khi lập Biên bản kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ, cơ quan trung ương cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Biên bản kiểm toán được lập khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp tại các bộ, cơ quan trung ương.
Trường hợp Đoàn kiểm toán thành lập các Tổ kiểm toán: Mỗi Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán một số nội dung công việc tại cùng một đơn vị hoặc mỗi Tổ kiểm toán thực hiện tại các đơn vị khác nhau thì tại mỗi đơn vị mỗi Tổ kiểm toán lập 01 Biên bản kiểm toán về các nội dung công việc được giao.
Trường hợp Đoàn kiểm toán không lập Tổ kiểm toán thì lập Biên bản kiểm toán của đoàn kiểm toán.
- Biên bản kiểm toán phải được lập khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, thông qua đơn vị được kiểm toán, hoàn thiện phát hành trước khi lập Báo cáo kiểm toán.
- Trưởng đoàn kiểm toán ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của Biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng có trách nhiệm soát xét, chỉ đạo về nội dung của Biên bản kiểm toán.
- Đoàn kiểm toán gửi dự thảo Biên bản kiểm toán cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán trước khi gửi cho đơn vị để lấy ý kiến hoặc tổ chức thông qua dự thảo Biên bản kiểm toán.
- Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở tổng hợp các Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của tất cả các KTV trong Tổ kiểm toán. Biên bản này không thay thế cho các Biên bản xác nhận của từng KTV.
- Tổ kiểm toán phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán. Các ý kiến xác nhận, đánh giá của Tổ kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, KTV lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với đơn vị để lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
Trường hợp Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán có những nội dung khác với hoặc chưa có trong Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của các kiểm toán viên thì Tổ kiểm toán phải thu thập bằng chứng có liên quan để lưu đầy đủ cùng Biên bản kiểm toán này trong hồ sơ kiểm toán.
Trong thời hạn bao lâu thì Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải hoàn thành dự thảo biên bản kiểm toán?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN về trách nhiệm lập biên bản kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán của Tổ kiểm toán như sau:
Trách nhiệm lập biên bản kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán của Tổ kiểm toán
...
2. Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán theo kế hoạch, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải hoàn thành dự thảo biên bản kiểm toán, dự thảo thông báo kết quả kiểm toán của Tổ kiểm toán, họp Tổ kiểm toán để thảo luận và thống nhất về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong dự thảo biên bản kiểm toán, dự thảo thông báo kết quả kiểm toán của Tổ kiểm toán, đồng thời trình Trưởng Đoàn kiểm toán duyệt trước khi tổ chức thông qua tại đơn vị được kiểm toán theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Thời gian thông qua biên bản kiểm toán do Tổ trưởng Tổ kiểm toán báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán quyết định nhưng không được chậm quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán theo kế hoạch tại đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, theo quy định trên thì chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán theo kế hoạch, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải hoàn thành dự thảo biên bản kiểm toán.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?