Biện pháp ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên như thế nào?
Lựa chọn giới tính thai nhi là gì?
Việc lựa chọn giới tính cho thai nhi có thể thực hiện được nhờ vào sự tiến bộ của y khoa, trong quá trình điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản, bác sĩ có thể xác định được giới tính của phôi thai. Việc lựa chọn sẽ giúp tránh được các rối loạn di truyền liên quan đến giới tính của bé, đồng thời hỗ trợ những gia đình mong muốn có cả con trai và con gái.
Tuy nhiên, trong trường hợp bào thai có giới tính không như bố mẹ mong muốn, nhiều cặp bố mẹ lựa chọn bỏ thai, cũng có nhiều cặp vợ chồng chọn những phương pháp can thiệp từ sớm để lựa chọn được giới tính của con như mong muốn.
Theo đề xuất tại khoản 12 Điều 2 Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Dân số, lựa chọn thai nhi được định nghĩa là hành vi can thiệp có chủ ý của con người để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
Biện pháp ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên? (Hình ảnh từ Internet)
Nguyên nhân xảy ra việc lựa chọn giới tính thai nhi?
Theo Báo cáo Điều tra Dân số do Tổng cục thống kê thực hiện, năm 2021 tỷ lệ giới tính của trẻ em mới sinh đạt 113,8 bé trai và 100 bé gái. Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra việc lựa chọn giới tính thai nhi, tuy nhiên có thể xem xét một số nguyên nhân sau:
- Văn hoá trọng nam khinh nữ;
- Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển;
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ...
Việc lựa chọn giới tính thai nhi gây ra nhiều hậu quả không những cho gia đình mà còn xã hội như: phá thai để lựa chọn giới tính mong muốn, bạo lực gia đình, mất cân bằng giới tính, gây ra nhiều tệ nạn xã hội, hay xa hơn nữa là thiếu hụt nguồn lao động đối với những ngành nghề lao động cần nữ giới ...
Biện pháp ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên là gì?
Theo quy định hiện nay có nhiều hình thức xử phạt để ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi như Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về mức phạt đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
+ Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
+ Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Kèm hình phạt bổ sung.
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;
+ Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Và Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
+ Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Kèm hình phạt bổ sung.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Hơn nữa, đề xuất tại Điều 21 Dự thảo Đề cương chi tiết Luật Dân số về biện pháp ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên, cụ thể:
- Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của từng cá nhân và cộng đồng về không lựa chọn giới tính thai nhi.
- Đưa các nội dung về xóa bỏ phân biệt, định kiến giới, trọng nam hơn nữ, kỳ thị con gái hoặc con trai và các nội dung liên quan vào hương ước, quy ước; chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Lồng ghép việc hỗ trợ nâng cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- Quy định trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức được quy định tại khoản 2, khoản 7 Điều 5 của Luật này.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến đăng ký đất đai, bạo lực giới, hôn nhân, thừa kế.
- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?