Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ?
- Sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ có đúng không?
- Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
- Hệ số lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ là bao nhiêu?
- Khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ, việc xếp lương được thực hiện như thế nào?
Sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ có đúng không?
Căn cứ quy định hiện hành tại các khoản 2 từ Điều 4 đến Điều 11 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định về tiêu chuẩn trình độ có bao gồm:
- Có trình độ ngoại ngữ (tùy theo chức danh mà có yêu cầu khác nhau về bậc năng lực) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
Tuy nhiên, tại văn bản mới nhất Thông tư 14/2022/TT-BKHCN đã có quy định sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV. Theo đó, hai tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là chứng chỉ ngoại ngữ và tin học nêu trên đã được loại bỏ.
Mà thay vào đó, tại quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với tất cả chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ được bổ sung quy định phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, theo quy định mới nhất viên chức có chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ được yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ? (Hình từ Internet)
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ bao gồm: nhóm chức danh nghiên cứu khoa học và nhóm chức danh công nghệ.
Cụ thể về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ hiện nay bao gồm
- Nhóm chức danh nghiên cứu khoa học bao gồm:
+ Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) có mã số: V.05.01.01
+ Nghiên cứu viên chính (hạng II) có mã số: V.05.01.02
+ Nghiên cứu viên (hạng III) có mã số: V.05.01.03
+ Trợ lý nghiên cứu (hạng IV) có mã số: V.05.01.04
- Nhóm chức danh công nghệ bao gồm:
+ Kỹ sư cao cấp (hạng I) mã số: V.05.02.05
+ Kỹ sư chính (hạng II) có mã số: V.05.02.06
+ Kỹ sư (hạng III) có mã số: V.05.02.07
+ Kỹ thuật viên (hạng IV) có mã số: V.05.02.08
Hệ số lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) và kỹ sư cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) và kỹ sư chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) và kỹ sư (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu (hạng IV) và kỹ thuật viên (hạng IV) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ sẽ được hưởng lương theo hệ số lương được quy định như trên.
Khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ, việc xếp lương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV, sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
+ Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III, mã số V.05.01.03) hoặc kỹ sư (hạng III, mã số V.05.02.07);
+ Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III, mã số V.05.01.03) hoặc kỹ sư (hạng III, mã số V.05.02.07);
+ Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III, mã số V.05.01.03) hoặc kỹ sư (hạng III, mã số V.05.02.07);
+ Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu (hạng IV, mã số V.05.01.04) hoặc kỹ thuật viên (hạng IV, mã số V.05.02.08);
+ Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 của chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu (hạng IV, mã số V.05.01.04) hoặc kỹ thuật viên (hạng IV, mã số V.05.02.08).
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?