Bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được xử lý thế nào theo quy định mới?
- Bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được xử lý ra sao theo quy định mới?
- Quy định mới về việc xử lý bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành chính thức được áp dụng vào ngày nào?
- Trách nhiệm lập chứng từ kế toán trong giao nhập, điều chuyển, phát hành tiền mặt thuộc về cơ quan nào?
Bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được xử lý ra sao theo quy định mới?
Căn cứ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2022/TT-NHNN, việc xử lý bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được xử lý như sau:
(1) Đối với trường hợp bộ chứng từ nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành để điều chuyển tiền giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước:
- 01 bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán hoặc Phòng Kế toán - Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để hạch toán;
- 01 bộ gửi Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Phòng Tiền tệ - Kho quỹ - Hành chính của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để theo dõi;
- 01 bộ gửi kho tiền nhập;
- 01 bộ lưu tại kho tiền xuất.
Trường hợp nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền II, bộ phận kế toán Chi cục Phát hành và Kho quỹ lập thêm 01 liên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho và biên bản giao nhận tiền để vào sổ theo dõi và lưu trữ.
(2) Đối với trường hợp bộ chứng từ nhập kho tiền mới in, đúc nhận từ đơn vị sản xuất (nhập kho tiền Trung ương):
- 01 bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán để hạch toán;
- 01 bộ gửi Cục Phát hành và Kho quỹ để theo dõi;
- 01 bộ lưu tại kho tiền Trung ương để thủ kho ghi sổ quỹ;
Trường hợp nhập tiền tại kho tiền II, bộ phận kế toán Chi cục Phát hành và Kho quỹ lập thêm 01 bộ để vào sổ theo dõi và lưu trữ.
- 01 bộ làm thủ tục thanh toán với đơn vị sản xuất/với nhà máy in, đúc tiền.
Như vậy, việc xử lý bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được thực hiện theo nội dung nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành được xử lý thế nào theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Quy định mới về việc xử lý bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành chính thức được áp dụng vào ngày nào?
Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN có quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26/10/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành.
Như vậy, các quy định về việc xử lý bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành sẽ được áp dụng kể từ ngày 15/02/2023.
Từ nay đến trước ngày 15/02/2023, việc xử lý bộ chứng từ kế toán nhập, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành vẫn được thực hiện theo quy định tại Quyết định 37/2007/QĐ-NHNN.
Trách nhiệm lập chứng từ kế toán trong giao nhập, điều chuyển, phát hành tiền mặt thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN về quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chứng từ kế toán được sử dụng trong giao nhập, điều chuyển, phát hành tiền mặt được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-NHNN. Theo đó, bao gồm:
- Chứng từ sử dụng khi nhập tiền, xuất tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành, gồm: Lệnh điều chuyển hoặc Lệnh xuất - nhập Quỹ dự trữ phát hành; phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và biên bản giao nhận tiền;
- Chứng từ sử dụng trong thu tiền, chi tiền thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành, gồm: Giấy nộp tiền, séc, lệnh chuyển Có, giấy lĩnh tiền, phiếu thu, phiếu chi và bảng kê các loại tiền thu, bảng kê các loại tiền chi;
- Chứng từ sử dụng khi nhập tiền mới in, đúc nhận từ đơn vị sản xuất, gồm: phiếu nhập kho, biên bản giao nhận tiền;
- Các chứng từ khác:
+ Biên bản chi tiết kết quả kiểm đếm và biên bản tổng hợp kết quả kiểm đếm của Hội đồng kiểm đếm, biên bản tạm thu giữ tiền, biên bản thu giữ tiền, biên bản phát hiện tiền có lỗi kỹ thuật, và giấy ủy quyền vận chuyển.
+ Phiếu nhập kho/phiếu xuất kho, giấy nộp tiền, phiếu hạch toán Nợ/Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển” được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số IXA đến Phụ lục số IXĐ ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-NHNN.
Theo đó, trách nhiệm lập chứng từ kế toán trong giao nhập, điều chuyển, phát hành tiền mặt thuộc về các tổ chức, đơn vị sau:
STT | Tổ chức, đơn vị | Trách nhiệm |
1 | Vụ Tài chính - Kế toán | Lập phiếu nhập kho/phiếu xuất kho đối với việc nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền I |
2 | Phòng Kế toán - Tài vụ của Chi cục Phát hành và Kho quỹ | Lập phiếu nhập kho/phiếu xuất kho đối với việc nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền II |
3 | Phòng Kế toán - Thanh toán của các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh | Lập phiếu nhập kho/phiếu xuất kho, phiếu thu/phiếu chi đối với việc nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền NHNN chi nhánh, Phòng Kế toán của Sở Giao dịch lập phiếu thu/phiếu chi đối với việc nhập tiền, xuất tiền tại kho tiền Sở Giao dịch. |
Thông tư 25/2022/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?