Bộ Công an cần chú trọng đến các tội phạm mạng về đa dạng sinh học trong giai đoạn 2022 - 2030?
Thế nào là tội phạm về đa dạng sinh học?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm thế nào là tội phạm về đa dạng sinh học. Tuy nhiên có thể định nghĩa dựa vào các khái niệm sau:
- Khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
- Khái niệm đa dạng sinh học được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008:
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu tội phạm về đa dạng sinh học là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến sự phong phú về gen, loài sinh vật mà theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 phải bị xử lý hình sự.
Bộ Công an cần chú trọng đến các tội phạm mạng về đa dạng sinh học trong giai đoạn 2022 - 2030? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể đối với công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030 ra sao?
Căn cứ theo Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 27/12/2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Tại tiểu mục 2 Mục I Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030 có các mục tiêu cụ thể sau:
- Đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã;
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đa dạng sinh học;
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã không ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người;
- Xử lý nghiêm hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm;
- Đảm bảo tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm về đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%;
- Đảm bảo 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố để điều tra;
- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan;
- Duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế;
Như vậy, công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 sẽ hướng đến hoàn thành các mục tiêu cụ thể trên.
Trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030 thế nào?
Vai trò tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học của Bộ Công an được quy định tại tiểu mục 1 Mục V Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022.
Cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan;
- Mở các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát và tòa án trong điều tra, xử lý tội phạm về đa dạng sinh học;
- Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ngay từ cơ sở;
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trao đổi thông tin, thu thập cơ sở dữ liệu tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt chú ý tới loại hình tội phạm mạng;
- Nghiên cứu xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn về kỹ năng điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học;
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan truyền thông triển khai hiệu quả các hoạt động phòng ngừa xã hội;
- Tăng cường kết nối với các mạng lưới thực thi pháp luật trong khu vực và toàn cầu để thu thập cơ sở dữ liệu tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Như vậy, trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Trong đó, Thủ tướng Chính Phủ nhấn mạnh việc chú ý đến tội phạm mạng khi trao đổi thông tin, thu thập cơ sở dữ liệu tội phạm về đa dạng sinh học.
Xem chi tiết tại Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?