Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào?

Gần đây Bộ Công thương có công văn về công tác phòng ngừa tham nhũng, cho hỏi các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào? Câu hỏi của anh Tuấn (Điện Biên)

Các hành vi nào được xem là tham nhũng trong doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định các hành vi tham nhũng như sau:

Các hành vi tham nhũng
…..
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Ngày 27/12/2022 Bộ Công thương có Công văn 8387/BCT-TTB năm 2022 hướng dẫn nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong đó có nội dung hướng dẫn tham nhũng trong doanh nghiệp như sau:

Tham nhũng trong doanh nghiệp là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình.

Như vậy, tham nhũng trong doanh nghiệp gồm 3 hành vi là tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào?

Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp nào để phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp?

Tại Công văn 8387/BCT-TTB năm 2022 Bộ Công thương có hướng dẫn 3 biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp bao gồm:

- Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng theo quy định tại Điều 78, Điều 79 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

+ Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, Doanh nghiệp ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp.

+ Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ

+ Căn cứ vào đặc thù trong tổ chức, hoạt động, Doanh nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai minh bạch trong doanh nghiệp mình.

+ Về nội dung công khai: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

+ Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

- Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ

+ Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp.

+ Quy định cụ thể việc tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích.

+ Có biện pháp bảo vệ kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

+ Báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.

+ Quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

+ Quy định cụ thể hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

+ Quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tham nhũng?

Có các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 cụ thể:

- Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.

- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.

Tham nhũng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến tham nhũng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, người đứng đầu tổ chức chính trị bị kỷ luật cảnh cáo hay cách chức?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng được hiểu là hành vi như thế nào? Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không?
Pháp luật
Công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc thanh tra, kiểm toán có được xem là hành vi tham nhũng?
Pháp luật
Lạm quyền trong thi hành công vụ có được xem là hành vi tham nhũng? Hành vi lạm quyền của công chức trong khi thi hành công vụ mà chưa gây thiệt hại sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng trong và ngoài khu vực nhà nước bao gồm các hành vi nào? Xử lý quà tặng trong phòng chống tham nhũng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ của người tố cáo về hành vi tham nhũng có thuộc đối tượng được bảo vệ tính mạng sức khỏe hay không?
Pháp luật
Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
Pháp luật
Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
Pháp luật
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bí mật thông tin đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham nhũng
1,235 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào