Bộ Công thương thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
- Bộ Công thương thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
- Bộ Tài chính thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
Bộ Công thương thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 262/QĐ-TTg 2024, vai trò của Bộ Công thương trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về các nội dung đề xuất, kiến nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó nội dung Kế hoạch phải bám sát các mục tiêu của Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tổng thể, tối ưu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm vững chắc cung ứng đủ điện cho quốc gia và các vùng, miền theo dự báo nhu cầu điện hàng năm.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 tới các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế để tạo sự thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển điện lực.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch 2017 và pháp luật có liên quan, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã quyết định đầu tư nhưng nếu đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án (nếu có) thì chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và thi hành án (nếu có) và phải được cấp thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để sửa đổi các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, ban hành chế tài và các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc về sử dụng hiệu quả năng lượng. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 2026-2030.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện; cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhất là nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhập khẩu từ Lào; xây dựng giá truyền tải cho các dự án lưới truyền tải đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng lưới điện.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng có nguồn gốc hydrogen, khuyến khích các hộ tiêu thụ chuyển đổi công nghệ sang sử dụng năng lượng có nguồn gốc hydrogen.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án nguồn và lưới điện, xác định trách nhiệm cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với các dự án chậm tiến độ; có chế tài xử lý, thu hồi các dự án chậm tiến độ.
- Chủ trì, nghiên cứu xây dựng báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thị trường dịch vụ phụ trợ, hoàn thiện các quy định về thị trường dịch vụ phụ trợ, các quy định về giá dịch vụ phụ trợ phù hợp để khuyến khích các nhà máy điện tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống. Dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
- Phối hợp với UBND các địa phương có dự án điện mặt trời tập trung đã giao chủ đầu tư để rà soát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định triển khai tới năm 2030.
- Phối hợp với các địa phương có các dự án nguồn điện khí tự nhiên, khí LNG để đôn đốc các chủ đầu tư dự án khẩn trương triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đưa vào vận hành; đề xuất giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Hàng năm, Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương để rà soát, báo cáo tình hình phát triển điện lực, đề xuất danh mục dự án thay thế các dự án chậm tiến độ.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát đối với phần công suất nguồn điện còn thiếu để hoàn thiện danh mục các dự án phát triển trong thời kỳ quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.
Bộ Công thương thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao? (Hình từ Internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 262/QĐ-TTg 2024, hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia như sau:
- Nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền ban hành quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án điện gió ngoài khơi, các dự án sản xuất hydrogen/amoniac sử dụng điện gió ngoài khơi, dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi.
- Phối hợp xây dựng cơ chế đấu thầu công khai, minh bạch để lựa chọn các chủ đầu tư thực hiện các dự án điện, hướng dẫn các địa phương thực hiện.
- Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Quy hoạch 2017 để khắc phục các vướng mắc trong quá trình phát triển điện lực.
Bộ Tài chính thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 262/QĐ-TTg 2024 quy định yêu cầu đối với Bộ Tài chính như sau:
- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường.
- Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng và ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế tài chính, cơ chế giá điện, cơ chế khuyến khích để hỗ trợ thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?