Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố 04 Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy theo Quyết định 1626/QĐ-BKHCN?
Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố 04 Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy theo Quyết định 1626/QĐ-BKHCN?
Ngày 31/7/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 04 Tiêu chuẩn Quốc gia về phòng cháy chữa cháy kèm theo Quyết định 1626/QĐ-BKHCN.
Cụ thể công bố 04 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:
(1) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5739:2023
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5739:2023: Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chữa cháy - Thiết bị đầu nối.
(2) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12366-4:2023 (ISO 11999-4:2015)
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12366-4:2023 (ISO 11999-4:2015): Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Phương pháp thử và yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình - Phần 4: Găng tay.
(3) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13877-2:2023
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13877-2:2023: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy bằng bột - Phần 2: Yêu cầu thiết kế.
(4) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13878:2023
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13878:2023: Phòng cháy chữa cháy - Hầm đường bộ - Yêu cầu thiết kế.
Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố 04 Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy theo Quyết định 1626/QĐ-BKHCN? (Hình từ internet)
Phạm vi áp dụng 04 Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy là gì?
(1) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5739:2023
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5739:2023 quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, ghi nhãn, đóng gói và bảo quản đối với thiết bị đầu nối kiểu ngàm và kiểu cắm rút được sử dụng trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, dùng để nối các vòi đẩy chữa cháy với nhau, nối vòi đẩy chữa cháy với các thiết bị chữa cháy khác; áp dụng cho các loại vòng đệm làm kín dùng cho đầu nối.
(2) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12366-4:2023 (ISO 11999-4:2015)
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12366-4:2023 (ISO 11999-4:2015) quy định các yêu cầu về kỹ thuật và tính năng tối thiểu đối với găng tay dùng cho người chữa cháy là một phần của bộ phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) được sử dụng cho người chữa cháy chủ yếu chứ không phải duy nhất, để bảo vệ an toàn khi tiếp xúc với lửa và nhiệt độ cao.
(3) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13877-2:2023
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13877-2:2023 quy định về các yêu cầu thiết kế các hệ thống chữa cháy cố định xả bột từ các bình chứa qua đầu phun bằng khí đẩy. Các loại khí đẩy này phải phù hợp với các tiêu chuẩn có liên quan.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13877-2:2023 áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy cố định bằng bột trang bị cho nhà và công trình xây dựng cũng như các khu vực nguy hiểm cháy ngoài trời.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13877-2:2023 không áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy cố định bằng bột có bình chứa áp suất cố định và các hệ thống thiết kế sẵn có lượng chất chữa cháy lên đến 150 kg, hệ thống đường vòi và giám sát chữa cháy bằng bột, các khu vực có nguy cơ nổ, động đất hoặc có điều kiện môi trường đặc biệt như hàng hải, khai thác mỏ, hàng không hoặc có khả năng xảy ra đám cháy loại D (đám cháy các kim loại theo TCVN 4878 Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại cháy).
Chú thích: Hệ thống chữa cháy thiết kế sẵn là hệ thống có tốc độ xả, áp suất đầu phun và số lượng chất chữa cháy được xác định trước và có kích thước đường ống, chiều dài ống tối đa và tối thiểu, thông số kỹ thuật của ống mềm, số lượng đầu nối và số lượng cũng như loại đầu phun cụ thể được đánh giá bởi một phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Các giới hạn về khả năng bảo vệ của các hệ thống này có trong hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
(4) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13878:2023.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13878:2023 quy định các yêu cầu thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với công trình hầm đường hộ (sau đây gọi chung là hầm).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13878:2023 không áp dụng đối với hầm có chiều dài đến 100 m, hầm chui dân sinh, hầm đi bộ.
Điều 4.2 không áp dụng đối với hầm có vỏ là kết cấu đá cứng tự nhiên (hầm không gia cố vỏ).
Tiêu chuẩn có các loại nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định có 05 loại tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?