Bổ nhiệm ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch đối với người đang công tác trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như thế nào?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra viên là gì?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra chính được quy định thế nào?
- Để bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp thì cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Bổ nhiệm ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch đối với người đang công tác trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra viên là gì?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra 2022, tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra viên như sau:
- Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác;
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành nào phải có chuyên môn về chuyên ngành đó;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Đã có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự) hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối vớicán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
Bổ nhiệm ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch đối với người đang công tác trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra? (hình ảnh từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra chính được quy định thế nào?
Ngạch thanh tra chính được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra viên và các tiêu chuẩn tại Điều 40 Luật Thanh tra 2022 sau đây:
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Có tối thiểu 9 năm giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương;
- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Để bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp thì cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Ngạch thanh tra viên cao cấp có tất cả tiêu chuẩn của ngạch thanh viên và các tiêu chuẩn được ghi nhận tại Điều 41 Luật Thanh tra 2022, cụ thể:
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Có tối thiểu là 06 năm giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương.
- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Bổ nhiệm ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch đối với người đang công tác trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như thế nào?
Đề xuất tại Điều 8 Dự thảo 1 Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
1. Người đang công tác trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định các Điều 39, 40 và 41 Luật Thanh tra thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạnh thanh tra, cụ thể như sau:
a) Trường hợp là chuyên viên hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên;
b) Trường hợp là chuyên viên chính hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính;
c) Trường hợp là chuyên viên cao cấp hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
2. Việc xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra phải thông qua Hội đồng xét chuyển ngạch.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Hội đồng xét chuyển ngạch vào các ngạch thanh tra đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng xét chuyển ngạch có 05 thành viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Ở Trung ương là lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ; ở địa phương là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Giám đốc Sở Nội vụ;
c) Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy viên thường trực có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục hồ sơ, tài liệu, để báo cáo Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra;
d) Các ủy viên khác tùy theo yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cử đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm:
...
4. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, ngạch thanh tra viên chính gồm:
...
5. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp gồm:
...
6. Thẩm quyền bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Căn cứ các quy định trên và đề xuất tại Điều 8 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra, người đang công tác trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạnh thanh tra theo trình tự thủ tục và thành phần hồ sơ trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?