Bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo nguyên tắc như thế nào?
- Bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo nguyên tắc như thế nào?
- Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
- Lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ 16/12/2023 thế nào?
- Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm những loại hình nào?
Bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông từ 21/2023/TT-BGDĐT quy định việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đảm bảo theo các nguyên tắc như sau:
- Việc bổ nhiệm viên chức vào chức danh nghề nghiệp hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải căn cứ vào quy định tại Thông tư này và vị trí việc làm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận của viên chức.
- Khi bổ nhiệm từ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật không được kết hợp nâng bậc lương.
Bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo nguyên tắc như thế nào? (Hình từ internet)
Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT, quy định như sau:
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật mã số V.07.06.16 đối với:
1. Trường hợp viên chức đang làm công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng chưa được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập khi đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Trường hợp được tuyển dụng vào vị trí việc làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sau ngày thông tư này có hiệu lực và đáp ứng yêu cầu về tập sự theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các trường hợp sau được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật mã số V.07.06.16:
- Trường hợp viên chức đang làm công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng chưa được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV khi đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên một trong các ngành, nghề thuộc lĩnh vực, nhóm ngành, nghề: Đào tạo giáo viên, Tâm lý học, Công tác xã hội, Sức khỏe (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội);
- Trường hợp được tuyển dụng vào vị trí việc làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sau ngày thông tư này có hiệu lực và đáp ứng yêu cầu về tập sự theo quy định.
Lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ 16/12/2023 thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật từ 16/12/2023 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tính như sau:
Mức lương thực hiện: Mức lương cơ sở * Hệ số lương
Như vậy, lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tât từ 16/12/2023 gồm có như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2.1 | 3.780.000 |
Bậc 2 | 2.41 | 4.338.000 |
Bậc 3 | 2.72 | 4.896.000 |
Bậc 4 | 3.03 | 5.454.000 |
Bậc 5 | 3.34 | 6.012.000 |
Bậc 6 | 3.65 | 6.570.000 |
Bậc 7 | 3.96 | 7.128.000 |
Bậc 8 | 4.27 | 7.686.000 |
Bậc 9 | 4.58 | 8.244.000 |
Bậc 10 | 4.89 | 8.802.000 |
Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm những loại hình nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Theo đó, phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
- Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 16/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?