Bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ xã khi cải cách tiền lương 2024? Lý do cắt bỏ là gì?
Bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ xã khi cải cách tiền lương 2024? Lý do cắt bỏ là gì?
Căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
Theo đó, tại điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có quy định về nội dung cải cách như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì khi thực hiện cải cách tiền lương, khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ xã sẽ bị bãi bỏ.
Lý do là do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ.
Bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ xã khi cải cách tiền lương 2024? Lý do cắt bỏ là gì? (Hình từ Internet)
Cán bộ xã hiện nay gồm những ai?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ cấp xã bao gồm:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;
- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam;
- Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cơ cấu tiền lương cán bộ xã khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 ra sao? Bảng lương được xây dựng thế nào?
Đối với cán bộ xã, căn cứ khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, cơ cấu tiền lương mới của cán bộ xã sẽ bao gồm 03 khoản:
- Lương cơ bản;
- Phụ cấp;
- Thưởng.
Cụ thể:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, cơ cấu tiền lương cán bộ xã theo cơ cấu mới như sau:
- Lương cơ bản: Chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
- Phụ cấp: Chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương
- Thưởng: Khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Về bảng lương, căn cứ theo Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cán bộ xã khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được xây dựng bảng lương mới dựa trên vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Bảng lương mới sẽ thay thế cách tính lương cũ, bãi bỏ hệ số lương và lương cơ sở.
Cụ thể, tại khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 quy định:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy, bảng lương cán bộ xã theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo được xây dựng theo các nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?