Bỏ quy định xác định hộ gia đình, cá nhân phải là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trong quản lý nhà ở xã hội?
- Bỏ quy định xác định hộ gia đình, cá nhân phải là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trong quản lý nhà ở xã hội?
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú trong hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội bao gồm những gì?
- Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội bao gồm những gì?
Bỏ quy định xác định hộ gia đình, cá nhân phải là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trong quản lý nhà ở xã hội?
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì Hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định này được xác định như sau:
Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được cấp theo quy định của Luật Cư trú.
Tuy nhiên, nhằm thực hiện Luật cư trú 2020 về việc sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy từ 01/01/2023. Ngày 21/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.Tải về
Trong đó, Điều 7 Nghị định 104/2022/NĐ-CP Tải về sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP theo hướng bỏ quy định sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Mà không phải được xác định dựa vào tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú như trước đây.
Bỏ quy định xác định hộ gia đình, cá nhân phải là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trong quản lý nhà ở xã hội? (Hình từ Internet)
Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú trong hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Điều này được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú trong hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội bao gồm:
- Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;
- Trường hợp đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại điểm a khoản này thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
- Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2021) thì việc xác nhận đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thực hiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp đã được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Điều này được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội bao gồm
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp;
- Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận về đối tượng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ một năm trở lên nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;
- Đối tượng quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận về đối tượng do cơ quan nơi đang làm việc về đối tượng;
- Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng được thuê nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp;
- Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng do cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;
- Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp đối tượng là người khuyết tật quy định tại Điều 23 Nghị định này thì phải có xác nhận là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?