Bổ sung các quy định về điều kiện nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi từ 13/7/2022?
Bổ sung quy định điều kiện về hoạt động đặt hàng nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định bổ sung nghị định hướng dẫn luật chăn nuôi như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi
3. Bổ sung Điều 5a sau Điều 5 như sau:
“Điều 5a. Cơ chế đặt hàng đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi
1. Các hoạt động đặt hàng bao gồm: Nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi.
2. Đặt hàng nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất giống vật nuôi; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi có đăng ký ngành nghề kinh doanh lĩnh vực giống vật nuôi; có đủ năng lực về tài chỉnh; yêu cầu về giống gốc vật nuôi và đáp ứng điều kiện của cơ sở sản xuất, mua bán giống vật nuôi tại Điều 22 và Điều 23 Luật Chăn nuôi;
b) Đáp ứng định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại giống gốc vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3. Sản phẩm giống gốc vật nuôi có giá tiêu thụ, mức trợ giá được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về giá và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Căn cứ đặt hàng, nội dung đặt hàng và các quy định khác về đặt hàng nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giông góc vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bổ sung Điều 5a sau Điều 5 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định điều kiện hoạt động đặt hàng nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện chức năng, nghiên cứu, sản xuất, kinh tế kỹ thuật theo quy định trên.
Bổ sung các quy định về điều kiện nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi từ 13/7/2022? (Hình từ internet)
Quy định về điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau;
"Điều 5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi
1. Việc điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới;
c) Khi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới, tổ chức, cá nhân không được giết thịt, mua bán, tiêu hủy. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới có trách nhiệm thực hiện các biện pháp lưu giữ, bảo vệ nguồn gen giống vật nuôi mới và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Tổ chức, cá nhân không được phép xuất khẩu, nghiên cứu hoặc sử dụng cùng với tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá."
Như vậy, quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như trên.
Quy định về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
"Điều 5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi
...
2. Việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
b) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi;
c) Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.
3. Việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Khi sản xuất và thị trường có nhu cầu thì nguồn gen giống vật nuôi được khai thác, phát triển;
b) Nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi;
d) Tổ chức, cá nhân hợp tác nghiên cứu và tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen."
Như vậy, quy định về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?