Bổ sung căn cứ lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
- Bổ sung thêm căn cứ lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
- Nội dung chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
- Mức chi thuê thẩm định lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Bổ sung thêm căn cứ lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu trước đây như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.
3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ Điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm Mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Theo như quy định trên thì trước đây, việc lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được căn cứ dựa trên dự toán chi ngân sách hằng năm, dự toán bổ sung trong năm của cơ quan có thẩm quyền giao và quyết định mua sắm tài sản.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm (bao gồm cả dự toán bộ sung trong năm), nguồn tài chính hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị và Quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.”
Theo đó, quy định trên đã bổ sung thêm căn cứ để lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngoài việc căn cứ vào dự toán chi ngân sách hằng năm, dự toán bổ sung trong năm của cơ quan có thẩm quyền giao và quyết định mua sắm tài sản thì quy định trên đã bổ sung nguồn tài chính hợp pháp khác của cơ quan đơn vị để làm căn cứ lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Bổ sung căn cứ lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
Nội dung chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về nội dung chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu như sau:
- Chi thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tổ chức đấu thầu;
- Chi đăng tin mời thầu (nếu có);
- Chi thuê thẩm định (nếu có);
- Chi cho hoạt động của tổ chuyên gia;
- Chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu (nếu có);
- Các nội dung chi khác phục vụ cho lựa chọn nhà thầu.
Mức chi thuê thẩm định lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định như sau:
Thu, chi trong hoạt động lựa chọn nhà thầu
...
2. Mức chi:
a) Chi thuê thẩm định: Theo hợp đồng thực tế được ký kết dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia và các yếu tố khác; chi đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Chi họp tổ chuyên gia, họp thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, họp thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, họp hội đồng tư vấn: Áp dụng mức chi tổ chức các cuộc họp tương đương quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Đối với các nội dung chi không có mức chi cụ thể được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì bên mời thầu được phép chi tiêu theo thực tế phát sinh, bảo đảm hợp lý, hợp lệ trên cơ sở tuân thủ chế độ hóa đơn, chứng từ và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu của mình;
d) Cán bộ, công chức, viên chức khi làm thêm giờ để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, mức chi thuê thẩm định lựa chọn nhà thầu trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang được thực hiện theo hợp đồng thực tế được ký kết dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia và các yếu tố khác; chi đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Thông tư 68/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 14/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?