Bổ sung thêm 4 nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp Quốc hội tháng 5? Trình Quốc hội xem xét thông qua 03 Luật, 03 Nghị quyết?
Bổ sung thêm 4 nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp Quốc hội tháng 5?
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vừa có văn bản Thông báo 2295 /TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. tải
Theo đó, văn bản nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung các nội dung sau vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5 để trình Quốc hội xem xét, thông qua:
(1) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
(2) Việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia;
Giao Chính phủ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ tài liệu để trình lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (tại phiên họp hoặc bằng văn bản).
(3) Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
(4) Dự thảo Nghị quyết về việc giảm thuế giá trị gia tăng.
Xem toàn bộ Thông báo 2295/TB-TTKQH năm 2023 tại đây: tải
>>> Xem thêm: Chốt phương án trình Quốc hội phương án giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43?
Bổ sung thêm 4 nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp tháng 5? Trình Quốc hội xem xét thông qua 03 Luật, 03 Nghị quyết? (Hình từ internet)
Trình Quốc hội xem xét thông qua 03 Luật, 03 Nghị quyết vào kỳ họp Quốc hội sắp tới có đúng không?
Theo kết luận của UBTVQH tại Thông báo 2295/TB-TTKQH năm 2023 ghi nhận như sau:
- Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến và thống nhất đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (tại Kỳ họp thứ 5), nên đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ động trong việc thẩm tra theo quy định.
- Đối với 02 dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ:
Hiện nay Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Bộ Chính trị cả 02 phương án để trình Quốc hội xem xét, quyết định (trình Quốc hội 02 dự án này tại Kỳ họp thứ 6 hoặc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5).
Đồng thời đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh và cơ quan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung, trong đó việc thẩm tra chính thức phải được thực hiện theo đúng quy trình.
- Đối với 03 Nghị quyết Chính phủ đề nghị bổ sung:
(1) Dự thảo Nghị quyết về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có;
(2) Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ;
(3) Tình hình thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số kiến nghị.
Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản 2276/TB-TTKQH ngày 15/5/2023 thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 170/TTr-CP ngày 28/4/2023, Tờ trình số 179/TTr-CP ngày 04/5/2023, Tờ trình số 188/TTr-CP ngày 05/5/2023, Tờ trình số 199/TTr-CP ngày 08/5/2023.
Đồng thời, UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục quyết liệt tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, đồng thời, đánh giá toàn diện hơn việc thực hiện, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 và báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024 theo quy định tại khoản 2, Điều 8 của Nghị quyết 43/2022/QH15.
Đối với 02 dự thảo Nghị quyết thí điểm thì UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nội dung đề nghị thí điểm, trong đó, việc thực hiện thí điểm cần phải có địa chỉ, thời gian, giới hạn cụ thể, không quy định như một đạo luật khác song song với luật hiện hành; hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 6 hoặc vào thời gian phù hợp.
Xem toàn bộ Thông báo 2295/TB-TTKQH năm 2023 tại đây: tải
Thời gian chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội tháng 5 theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Nội quy kỳ họp ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định thời gian chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội như sau:
Chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
3. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.
4. Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.
Theo đó, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút và người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi;
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn: thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?