Bổ sung trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?
- Chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định hiện hành?
- Bổ sung quy định về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế?
- Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc theo quy định hiện hành?
- Sửa đổi, bổ sung quy định quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thế nào?
Chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
"Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật này sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;
c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;
d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế."
Như vậy, căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế được quy định như trên.
Bổ sung quy định về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế?
Căn cứ khoản 56 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
...
56. Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 1 Điều 145 như sau:
“đ) Việc sử dụng sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng bệnh, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”."
Như vậy, quy định Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 bổ sung điểm đ về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế như trên.
Bổ sung trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022? (Hình từ internet)
Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc theo quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
"Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc
1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật này còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;
b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc."
Như vậy, điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc được quy định như trên.
Sửa đổi, bổ sung quy định quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ khoản 57 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
...
57. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 Điều 146 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b như sau:
“b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d và bổ sung điểm đ vào sau điểm d như sau:
“d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khoản tiền đền bù theo thỏa thuận, trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu;
đ) Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 145 của Luật này.”."
Như vậy, quy định mới khi chi trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc thì trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?