Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện rà soát, chuẩn hóa về Tên đơn vị trong Phần mềm Quản lý tài sản công như thế nào?
Các cơ quan ở trung ương có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công?
Căn cứ tại Công văn 11537/BTC-QLCS năm 2022 quy định như sau:
Để thực hiện Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công, Báo cáo tài chính nhà nước, Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nhập dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định của pháp luật); tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân vào Phần mềm Quản lý tài sản công, trong đó lưu ý:
+ Đối với tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện có đến ngày 31/12/2017 thì thực hiện nhập dữ liệu vào chức năng Nhập dữ liệu Tài sản công/Nhập số dư đầu kỳ”;
+ Đối với tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phát sinh từ ngày 01/01/2018 trở về sau thì thực hiện nhập dữ liệu vào chức năng “Nhập dữ liệu/Tài sản công/Tăng giảm tài sản”;
+ Đối với tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước của Ban Quản lý dự án thì thực hiện nhập liệu vào chức năng Nhập dữ liệu/Tài sản dự án”. Đối với các tài sản phục vụ hoạt động quản lý của Ban Quản lý dự án thi thực hiện nhập liệu vào chức năng “Nhập dữ liệu/Tài sản công” như quy định tại điểm a, điểm b nêu trên,
+ Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân phát sinh từ ngày 05/3/2018 trở về sau thì thực hiện nhập liệu vào chức năng “Nhập dữ liệu Tài sản xác lập”.
- Chỉ đạo việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu tài sản công hiện có trong Phần mềm Quản lý tài sản công đảm bảo tính chính xác của thông tin tài sản đã nhập. Việc chuẩn hóa dữ liệu thực hiện theo Tài liệu tại Phụ lục số 01 đính kèm Công văn 11537/BTC-QLCS 2022.
- Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan khác ở trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công năm 2022; gửi về Bộ Tài chính theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện rà soát, chuẩn hóa về Tên đơn vị trong Phần mềm Quản lý tài sản công như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung rà soát, chuẩn hóa danh mục đơn vị trong Phần mềm Quản lý tài sản công là gì?
Căn cứ tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Công văn 11537/BTC-QLCS 2022 quy định nội dung rà soát, chuẩn hóa danh mục đơn vị trong Phần mềm Quản lý tài sản công như sau:
- Rà soát tổng số lượng đơn vị đã kê khai tài sản công trong Phần mềm đã đầy đủ các đơn vị thuộc phạm vi phải báo cáo kê khai của Bộ/địa phương chưa?
- Mã đơn vị: Rà soát có bao nhiêu đơn vị được đồng bộ từ Mã ĐVQHNS và có bao nhiêu đơn vị sử dụng mã tự sinh của Phần mềm (không đồng bộ từ Mã ĐVQHNS)?
- Tên đơn vị: Kiểm tra thông tin đơn vị đăng ký kê khai trong Phần mềm đã chính xác với tên đơn vị theo Quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền chưa?
- Địa chỉ đơn vị: Có sai lệch thông tin giữa Phần mềm và thông tin địa chỉ thực tế của đơn vị.
Hướng dẫn thực hiện rà soát, chuẩn hóa về Tên đơn vị trong Phần mềm Quản lý tài sản công?
Căn cứ tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Công văn 11537/BTC-QLCS 2022 hướng dẫn thực hiện rà soát, chuẩn hóa về Tên đơn vị trong Phần mềm Quản lý tài sản công như sau:
- Bước 1: Chọn đơn vị làm việc là đơn vị tổng hợp: Ví dụ: Bộ/tỉnh, Sở/Huyện,...
- Bước 2: Vào Danh mục/Đơn vị/Xuất Excel.
Thực hiện rà soát, đối chiếu danh sách các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên tệp Excel với thực tế để phát hiện các đơn vị thừa, thiếu, trùng tên đơn vị; sửa đổi, bổ sung thông tin của đơn vị, cập nhật thông tin thay đổi về tên, địa chỉ, loại hình đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp phát hiện còn thiếu đơn vị chưa kể khai trong Danh mục đơn vị thì bấm nút “Thêm mới”, cập nhật đầy đủ thông tin theo quy định, sau đó bấm nút “Lưu”.
- Bước 3: Thực hiện chuẩn hóa:
* Chọn “Thay đổi" để thực hiện biến động thay đổi tên đơn vị, địa chỉ, loại hình đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những Tên đơn vị đã kê khai trước đây trong phần mềm, sau đó bấm nút “Lưu”.
* Chọn “Sửa” để sửa đổi, bổ sung thông tin trong trường hợp có sự sai lệch về thông tin của đơn vị:
Rà soát, sửa đổi, bổ sung thông tin đơn vị về:
- Mã QHNS (nếu có);
- Tên đơn vị: Nếu sai tên đơn vị do nhầm thông tin thì Sửa tên đơn vị tại đây.
- Địa chỉ: Ghi rõ số nhà, đường phố hoặc thôn, xóm, ấp; riêng tỉnh/huyện xã bắt buộc lựa chọn theo Danh mục địa bàn có sẵn;
- Thuộc loại: Đơn vị tổng hợp (là đơn vị có cấp dưới trực tiếp); Đơn vị đăng ký (là đơn vị cấp cuối cùng, trực tiếp kê khai tài sản do đơn vị quản lý, sử dụng).
- Thuộc cấp: Cấp trung ương/Bộ cơ quan trung ương; hoặc Cấp địa phương/(lựa chọn cấp Tỉnh/huyện/xã)
- Loại hình đơn vị: Cần lựa chọn đúng chi tiết loại hình đơn vị theo Danh mục loại hình đơn vị tại điểm I mục C Phụ lục này.
- Chế độ quản lý tài sản cố định: Cần lựa chọn đúng chế độ hạch toán (Hao mòn Khấu hao/ Hao mòn và khấu hao) theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?