Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Tác nhân gây nên bệnh giun lươn đường ruột là gì?

Xin chào ban tư vấn. Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn bên THƯ VIỆN PHÁP LUẬT hỗ trợ giúp tôi giải đáp thắc mắc. Tôi có được nghe thông tin về bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis). Vậy nên tôi muốn hỏi về tác nhân gây nên bệnh này để có thể có cho mình cách phòng tránh hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Mong sớm được ban tư vấn của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn!

Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) là gì?

Theo quy định tại Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn giới thiệu về bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) cụ thể là Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis) thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với khoảng 30-100 triệu người nhiễm bệnh. Người bị nhiễm bệnh do ấu trùng giun lươn xâm nhập qua da đi vào cơ thể khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm. Ngoài ra, người có thể nhiễm bệnh qua cơ chế tự nhiễm do giun lươn cái đẻ trứng, sau đó trứng phát triển thành ấu trùng hoặc đẻ ấu trùng và thành giun trưởng thành ngay trong ruột. Hay gặp ở người có suy giảm miễn dịch. Bệnh có biểu hiện các triệu chứng về tiêu hoá, hô hấp, thần kinh..., trong trường hợp bị nhiễm nặng bệnh nhân có thể tử vong.

Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Tác nhân gây nên bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis)?

Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Tác nhân gây nên bệnh giun lươn đường ruột là gì?

Tác nhân gây nên bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis)?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn thông tin về tác nhân gây bên bệnh giun lươn đường ruột cụ thể là tác nhân gây bệnh giun lươn đường ruột thường gặp là do Strongyloides stercoralis, ngoài ra có loài Strongyloides fuelleborni thường gây bệnh ở khỉ, vượn, chó nhưng đôi khi gây bệnh ở người.

- Nguồn truyền bệnh giun lươn là người là vật chủ chính, ngoài ra có thể có ở một số động vật khác như khỉ, vượn, chó...

- Phương thức lây truyền bao gồm lây truyền qua đường da: Ấu trùng giun lươn xâm nhập qua da, niêm mạc vào trong cơ thể và tự nhiễm: Do giun cái đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng hoặc đẻ ấu trùng và phát triển thành giun trưởng thành ngay trong ruột gây bệnh cho người.

- Tính cảm nhiễm và miễn dịch

+ Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh khi có tiếp xúc với đất, cát có ấu trùng giun lươn.

+ Miễn dịch với giun lươn là cao nhất trong các loài giun truyền qua đất nhưng không có miễn dịch lâu dài nên có thể dễ dàng tái nhiễm.

Chu kỳ phát triển của bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis)?

Chu kỳ phát triển của bệnh giun lươn đường ruột được quy định tại tiểu mục 1.5 Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1384/QĐ_BYT năm 2022 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành cụ thể như sau:

Chu kỳ phát triển của giun lươn: Chu kỳ giun lươn gồm: chu kỳ ký sinh và chu kỳ tự do.

- Ấu trùng giun lươn có thực quản dạng ụ phình (L1) theo phân của người nhiễm giun lươn ra ngoài môi trường.

- Ở môi trường, ấu trùng có thực quản dạng ụ phình có thể phát triển thành giun trưởng thành sống tự do hoặc trở thành ấu trùng có thực quản dạng hình chỉ (L3-là giai đoạn ấu trùng có khả năng lây nhiễm) xâm nhập vào da người (6).

- Giun trưởng thành giao phối, và con cái đẻ trứng.

- Trứng nở ra ấu trùng có thực quản dạng ụ phình ngoài môi trường.

- Những ấu trùng này có thể phát triển thành những con trưởng thành sống tự do (2) hoặc phát triển thành ấu trùng có thực quản dạng hình ống (L3) có khả năng lây nhiễm (6).

- Ấu trùng có thực quản hình ống (L3) xâm nhập từ đất qua da tiếp xúc.

- Ấu trùng di chuyển qua dòng máu đến phổi, xuyên qua các mao mạch phổi, tới cây phế quản đến hầu họng, được nuốt xuống đường tiêu hóa, sau đó đến ruột non, nơi chúng trưởng thành.

- Trong ruột non, giun cái trưởng thành đẻ trứng.

- Trứng nở thành ấu trùng có thực quản dạng ụ phình. Hầu hết ấu trùng được bài tiết qua phân.

- Một số ấu trùng có thực quản dạng ụ phình (L1) trong ruột già phát triển thành ấu trùng có thực quản hình ống, xâm nhập qua niêm mạc ruột (tự nhiễm bên trong) hoặc da xung quanh hậu môn (tự nhiễm bên ngoài) và di chuyển tự do tới các cơ quan khác theo chu kỳ lây nhiễm bình thường.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì tác nhân gây bên bệnh giun lươn đường ruột cụ thể là tác nhân gây bệnh giun lươn đường ruột thường gặp là do Strongyloides stercoralis, ngoài ra có loài Strongyloides fuelleborni thường gây bệnh ở khỉ, vượn, chó nhưng đôi khi gây bệnh ở người. Bệnh giun lươn đường ruột còn có những nguồn lây khác như truyền bệnh giun lươn là người là vật chủ chính, ngoài ra có thể có ở một số động vật khác như khỉ, vượn, chó...Phương thức lây truyền bao gồm lây truyền qua đường da: Ấu trùng giun lươn xâm nhập qua da, niêm mạc vào trong cơ thể và tự nhiễm: Do giun cái đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng hoặc đẻ ấu trùng và phát triển thành giun trưởng thành ngay trong ruột gây bệnh cho người.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bệnh giun lươn đường ruột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh giun lươn đường ruột: Chống chỉ định thuốc Albendazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu?
Pháp luật
Bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Bộ Y tế đưa ra các triệu chứng lâm sàng để nhận biết cơ thể đã mắc bệnh?
Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun lươn đường ruột (Strongyloidiasis): Tác nhân gây nên bệnh giun lươn đường ruột là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh giun lươn đường ruột
1,466 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh giun lươn đường ruột

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh giun lươn đường ruột

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào