Bù trừ giao dịch chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc nào? Phương thức và thời gian thanh toán chứng khoán 2023?
Nguyên tắc thực hiện bù trừ giao dịch chứng khoán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-VCS năm 2022 quy định về nguyên tắc thực hiện bù trừ giao dịch chứng khoán như sau:
Nguyên tắc thực hiện bù trừ giao dịch chứng khoán
1. Đối với các giao dịch của Thành viên, việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng loại chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của Thành viên. Việc bù trừ tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện cho từng Thành viên trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng ngày giao dịch tại SGDCK, cùng ngày thanh toán và tách biệt theo khách hàng trong nước, khách hàng nước ngoài và của chính Thành viên.
2. Đối với các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của các Tổ chức mở tài khoản trực tiếp, việc bù trừ trái phiếu được thực hiện theo từng loại trái phiếu trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại VSD của Tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Việc bù trừ tiền giao dịch trái phiếu được thực hiện trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch trái phiếu có cùng ngày giao dịch tại SGDCK và cùng ngày thanh toán.
Theo đó, đối với các giao dịch của Thành viên, việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng loại chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của Thành viên.
Việc bù trừ tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện cho từng Thành viên trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng ngày giao dịch tại SGDCK, cùng ngày thanh toán và tách biệt theo khách hàng trong nước, khách hàng nước ngoài và của chính Thành viên.
Đối với các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của các Tổ chức mở tài khoản trực tiếp, việc bù trừ trái phiếu được thực hiện theo từng loại trái phiếu trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại VSD của Tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
Việc bù trừ tiền giao dịch trái phiếu được thực hiện trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch trái phiếu có cùng ngày giao dịch tại SGDCK và cùng ngày thanh toán.
Bù trừ giao dịch chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc nào? Phương thức và thời gian thanh toán chứng khoán 2023? (Hình từ internet)
Phương thức và thời gian thanh toán chứng khoán 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-VCS năm 2022 quy định về phương thức và thời gian thanh toán chứng khoản như sau:
Phương thức và thời gian thanh toán chứng khoán
1. VSD thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm theo kết quả bù trừ đa phương căn cứ vào kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp. Việc thanh toán theo từng giao dịch chỉ áp dụng đối với các giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
2. Việc thanh toán giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền (DVP) tại ngày thanh toán.
3. Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1). Trình tự và thủ tục thực hiện thanh toán được quy định tại Mục I Phụ lục 02 của Quy chế này.
4. Ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm là ngày làm việc thứ hai liền kề sau ngày giao dịch (T+2). Trình tự và thủ tục thực hiện thanh toán được quy định tại Mục II Phụ lục 02 của Quy chế này.
Theo đó, hoạt động thanh toán chứng khoán cần phải đảm bảo phương thức và thời gian như trên.
Trình tự và thủ tục thực hiện bù trừ và thanh toán đối với chứng khoán được quy định ở đâu?
Hiện nay, trình tự và thủ tục thực hiện bù trừ và thanh toán đối với chứng khoán được quy định tại Mục I Phụ lục 02 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-VCS năm 2022 có quy định như sau:
Xem toàn bộ trình tự và thủ tục thực hiện bù trừ và thanh toán đối với chứng khoán: tại đây
Quy định về hoạt động đối chiếu và xác nhận giao dịch chứng khoán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-VCS năm 2022 quy định về hoạt động đối chiếu và xác nhận giao dịch chứng khoán như sau:
Đối chiếu và xác nhận giao dịch
1. Sau khi nhận dữ liệu về kết quả giao dịch từ SGDCK, VSD gửi thông báo tổng hợp kết quả giao dịch, thông báo các tài khoản của nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khi không đủ số dư chứng khoán sở hữu, thông báo cập nhật thông tin tài khoản nhà đầu tư dưới dạng chứng từ điện tử thông qua cổng giao tiếp điện tử/cổng giao tiếp trực tuyến của VSD cho Thành viên hoặc thông qua địa chỉ email cho Tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
2. Thành viên, Tổ chức mở tài khoản trực tiếp có trách nhiệm đối chiếu chi tiết giao dịch giữa lệnh gốc được lưu giữ tại Thành viên, Tổ chức mở tài khoản trực tiếp với thông báo tổng hợp kết quả giao dịch của VSD và gửi xác nhận lại cho VSD dưới dạng chứng từ điện tử qua cổng giao tiếp điện tử/cổng giao tiếp trực tuyến hoặc qua email theo trình tự thời gian quy định tại Phụ lục 02 của Quy chế này. Trường hợp có sai sót hoặc sai lệch số liệu, Thành viên, Tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải gửi xác nhận dưới dạng chứng từ điện tử qua cổng giao tiếp điện tử/cổng giao tiếp trực tuyến hoặc qua email đồng thời với hồ sơ đề nghị sửa lỗi, xử lý lỗi cho VSD.
3. Trường hợp Thành viên, Tổ chức mở tài khoản trực tiếp không gửi xác nhận kết quả giao dịch trong thời hạn quy định tại Quy chế này, VSD coi như kết quả giao dịch là chính xác và Thành viên, Tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải chịu trách nhiệm về các sai sót, tổn thất phát sinh (nếu có) đồng thời Thành viên, Tổ chức mở tài khoản trực tiếp sẽ bị xem xét xử lý vi phạm theo quy định tại Quy chế Thành viên lưu ký, Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa VSD và Tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
4. Thành viên phải hoàn tất cập nhật thông tin tài khoản của nhà đầu tư trước 8h30 ngày T+1 đối với giao dịch trái phiếu doanh nghiệp và 14h30 ngày T+1 đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm. Trường hợp Thành viên không cập nhật đúng thời hạn quy định sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 19 Quy chế này và Quy chế thành viên lưu ký.
Như vậy, đối với các giao dịch của Thành viên, việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng loại chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của Thành viên.
Việc bù trừ tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện cho từng Thành viên trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng ngày giao dịch tại SGDCK, cùng ngày thanh toán và tách biệt theo khách hàng trong nước, khách hàng nước ngoài và của chính Thành viên.
Quyết định 109/QĐ-VCS năm 2022 có hiệu lực từ 29/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?