Cá nhân có hành vi nhập lậu hàng hoá vào dịp Tết Âm lịch 2023 để kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hàng hóa nhập lậu là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hàng hóa nhập lậu gồm các sản phẩm sau đây:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Cá nhân có hành vi nhập lậu hàng hoá vào dịp Tết Âm lịch 2023 để kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu dịp Tết âm lịch 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu dịp Tết âm lịch 2023 như sau:
- Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, mức phạt tiền trên có thể gấp hai lần đối với các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi.
Như vậy, hành vi kinh doanh thực phẩm nhập lậu dịp Tết có thể bị phạt tới 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân kinh doanh hàng hoá nhập lậu dịp Tết Âm lịch còn bị xử phạt khác không?
Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi nhập lậu hàng hóa còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định khoản 4 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng.
- Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Như vậy, người có hành vi nhập lậu hàng hóa vào dịp Tết Âm lịch 2023 sẽ bị phạt tiền theo quy định trên đồng thời tang vật, phương tiện vận tải hàng lậu và buộc phải tiêu hủy hàng hóa đã nhập cũng như nộp toàn bộ số tiền thu được từ việc nhập lậu hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?