Cá nhân được bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải đáp ứng bao nhiêu số phiếu bầu?
Để trở thành Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải có số phiếu bầu bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội đại diện cho Hội trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền, Ban Chấp hành về hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Phó Chủ tịch Hội
1. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Hội bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ, công tác được giao.
Theo như quy định trên, để trở thành Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải có đủ số phiếu bầu kín quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
Để trở thành Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải có số phiếu bầu bao nhiêu?
Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam có quyền thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội đại diện cho Hội trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền, Ban Chấp hành về hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
2. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
b) Chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
c) Phân công nhiệm vụ, công tác cho các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ; Ủy viên Ban Chấp hành;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực điều hành công việc của Hội theo lĩnh vực được Ủy quyền khi Chủ tịch Hội vắng mặt.
Theo đó, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam có quyền thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.
Hội nhà báo Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ
1. Xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật về báo chí, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
3. Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đối với báo chí và người làm báo, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.
4. Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và công tác hội cho hội viên.
5. Đề nghị các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.
6. Hội phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí.
7. Tham gia, phối hợp hoạt động báo chí với tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế có liên quan đến báo chí theo quy định pháp luật; hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
8. Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Khen thưởng, kỷ luật tổ chức Hội, hội viên theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.
10. Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội.
11. Hằng năm, Hội Nhà báo Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động của Hội với Bộ Nội vụ và bộ, ngành quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động theo quy định pháp luật.
Theo đó, Hội nhà báo Việt Nam có 11 nhiệm vụ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?