Cả nước xảy ra gần 7.800 vụ tai nạn lao động trong năm 2022? Giải pháp cần thực hiện trong năm 2023 là gì?
Cả nước xảy ra gần 7.800 vụ tai nạn lao động trong năm 2022?
Căn cứ tại Thông báo 1229/TB-LĐTBXH năm 2023 quy định như sau:
Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương1, năm 2022 trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) (tăng 1.214 vụ, tương ứng với 18,66% so với năm 2021) làm 7.923 người bị nạn (tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so với năm 2021), trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 720 vụ, giảm 29 vụ tương ứng 3,87% so với năm 2021 trong đó:
+ Khu vực có quan hệ lao động: 568 vụ, giảm 06 vụ tương ứng với 1,05% so với năm 2021.
+ Khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 152 vụ, giảm 23 vụ tương ứng với 13,14% so với năm 2021.
- Số người chết vì TNLĐ: 754 người, giảm 32 người tương ứng 4,07% so với năm 2021 trong đó:
+ Khu vực có quan hệ lao động: 595 người, giảm 07 người tương ứng với 1,16% so với năm 2021.
+ Khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 159 người, giảm 25 người tương ứng với 13,58% so với năm 2021.
- Số người bị thương nặng: 1.647 người, tăng 162 người tương ứng với 10,9% so với năm 2021 trong đó:
+ Khu vực có quan hệ lao động: 1.466 người, tăng 240 người tương ứng với 19,6% so với năm 2021.
+ Khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 181 người, giảm 78 người tương ứng với 30,11% so với năm 2021.
Cả nước xảy ra gần 7.800 vụ tai nạn lao động trong năm 2022? Giải pháp cần thực hiện trong năm 2023? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là gì?
Căn cứ tại Mục II Phần I Thông báo 1229/TB-LĐTBXH năm 2023 chỉ ra các các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người, cụ thể như sau:
(1) Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 39,28% tổng số vụ và 40,22% tổng số người chết, cụ thể:
- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 20,35% tổng số vụ và 20,64% tổng số người chết.
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 9,14% tổng số vụ và 9,48% tổng số người chết.
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 3,92% tổng số vụ và 3,77% tổng số người chết.
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 3,1% tổng số vụ và 2,99% tổng số người chết.
- Người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không bảo đảm chiếm 2,77% tổng số vụ và 3,34 tổng số người chết.
(2) Nguyên nhân do người lao động chiếm 18,73% tổng số số vụ và 18,53% tổng số người chết, cụ thể:
- Người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động chiếm 10,58% tổng số số vụ và 10,47% tổng số người chết;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và thiết bị an toàn được trang bị chiếm 8,15% tổng số số vụ và 8,06% tổng số người chết.
(3) Còn lại 41,99% tổng số vụ tai nạn lao động với 41,25% tổng số người chết, xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác gây ra, khách quan khó tránh.
Giải pháp giải quyết vấn đề tai nạn lao động cho năm 2023 là gì?
Căn cứ tại Phần IV Thông báo 1229/TB-LĐTBXH năm 2023 hướng dẫn như sau:
Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra TNLĐ trong năm 2022, để chủ động phòng ngừa và hạn chế TNLĐ trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
- Các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng.
- Bộ Y tế tăng cường triển khai hướng dẫn và đôn đốc việc thống kê TNLĐ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo khoản 4 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 25 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương:
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; thực hiện báo cáo TNLĐ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.
+ Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
+ Tăng cường tổ chức điều tra TNLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
+ Tăng cường triển khai công tác phòng ngừa TNLĐ với sự hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc thống kê, báo cáo TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; lập biên bản ghi nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động cho các hội viên.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động, hội viên chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ, đảm bảo an toàn, sức khỏe và tính mạng cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?