Các bước xây dựng và triển khai thực hiện mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được quy định như thế nào?
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời gồm có những ai?
Căn cứ tại mục 1 Chương III Hướng dẫn triển khai "Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BYT năm 2023, đối tượng hưởng lợi trực tiếp của mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời gồm có:
- Phụ nữ mang thai
- Bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ em từ 0 đến dưới 2 tuổi
- Hộ gia đình có trẻ em dưới 2 tuổi tại xã có triển khai mô hình
Các bước xây dựng và triển khai thực hiện mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Đối tượng thực hiện mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời là ai?
Căn cứ tại mục 2 Chương III Hướng dẫn triển khai "Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BYT năm 2023,đối tượng thực hiện mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời là:
- Đại diện Ủy ban Nhân dân xã
- Cán bộ Trạm Y tế xã
- Trưởng thôn/bản
- Nhân viên y tế thôn/bản
- Cán bộ Hội phụ nữ xã, thôn/bản
Các bước xây dựng và triển khai thực hiện mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương V Hướng dẫn triển khai "Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BYT năm 2023, Bộ Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình "Chăm sóc dinh dường 1000 ngày đầu đời" theo các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn địa bàn thực hiện mô hình:
Căn cứ vào năng lực và cân đối kinh phí của địa phương, lựa chọn số xã triển khai mô hình là các xã khu vực III thuộc địa bản quản lý (tối thiểu đạt được 40% tổng số xã khu vực 3 toàn tỉnh).
Bước 2: Khảo sát đánh giá thực trạng tại xã triển khai mô hình:
Tổ chức khảo sát ban đầu về tình trạng dinh dưỡng, thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai và nuôi dưỡng trẻ, cơ sở vật chất và năng lực cán bộ y tế xã, thôn để đánh giá khả năng thực hiện mô hình tại các địa bàn đã lựa chọn, từ đó đề xuất các hoạt động để đáp ứng triển khai mô hình.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch triển khai mô hình:
Dựa trên kế hoạch khảo sát và các hướng Xây dựng kế hoạch, dẫn chuyên môn, tài chính để xây phê duyệt kế dụng kế hoạch triển khai mô hình.
Mô hình gồm 2 cấu phần: Phòng tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Trạm Y tế và Nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại 1 số thôn khó khăn (tốt nhất bắt đầu bằng 3 thôn sau đó nhân rộng ở các năm sau, tiêu chí lựa chọn theo hướng dẫn bên dưới)
Bước 4: Quyết định thành lập Ban điều hành triển khai Mô hình và các nhóm thực hiện mô hình:
UBND xã ra quyết định thành lập Mô hình với sự tham gia của các bên liên quan; thành viên và nhiệm vụ của các thành viên Ban điều hành và các nhóm thực hiện mô hình.
Bước 5: Tập huấn nâng cao năng lực triển khai thực hiện mô hình:
Dựa vào các tài liệu chuyên môn của Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập huấn cho giảng viên tuyến huyện và sau đó tập huấn cho cán bộ Trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn/bản, cán bộ phụ nữ và trưởng thôn/bản.
Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện mô hình:
Dựa trên khảo sát ban đầu và căn cứ vào các yêu cầu của Mô hình, thực hiện kế hoạch đã được thông qua để triển khai mua sắm, cung cấp các cơ sở vật chất phục vụ mô hình.
Bước 7: Nội dung triển khai mô hình:
Dựa vào tài liệu chuyên môn, các cán bộ được phân công tại xã thực hiện các hoạt động của mô hình, bao gồm:
- Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh | dưỡng trong 1000 ngày đầu đời lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng:
+Tổ chức các buổi tư vấn (cá nhân và nhóm) tại Trạm Y tế theo đúng quy trình đã được tập huấn
+Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản (được lựa chọn) theo đúng quy trình đã được tập huấn kết hợp hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm tại địa phương
- Tổ chức khám sàng lọc và cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá chế độ ăn của:
+Bà mẹ mang thai 3 lần /thai kỳ/người (có thể lồng ghép vào khám thai)
+ Trẻ em dưới 2 tuổi 3 tháng/lần/trẻ (có thể lồng ghép vào khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em)
- Bổ sung vi chất cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.
Bước 8: Đánh giá kết quả mô hình hằng năm và đề xuất kế hoạch năm tiếp theo:
Hàng năm vào tháng 12, các đơn vị tổ chức đánh giá mỗ hình theo các nội dung sau:
- Đánh giá kết quả đạt được trong năm: mô hình vận hành tốt, sự tham gia của các thành viên, cải thiện kiến thức/hành vi người chăm sóc, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
- Nêu những khó khăn thuận lợi, khả năng duy trì bền vững.
- Đề xuất KH các năm tiếp theo.
Bước 9: Duy trì hoạt động mô hình năm 2024,2025:
Tiếp tục duy trì các hoạt động theo hướng dẫn, cập nhật nếu có các hướng dẫn bổ sung.
Mở rộng nhóm nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở các điểm thôn/bản khác
Hằng năm xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch và triển khai mô hình từ đầu năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?