Các chính sách mới quan trọng về công chức, viên chức có hiệu lực trong tháng 07 năm 2022 cần lưu ý?
Bãi bỏ tiêu chuẩn về chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học cho các chức danh kế toán, thuế, hải quan?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về hiệu lực thi hành theo đó kể từ ngày 18/7/2022 thì Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, Thông tư này sẽ chính thức bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho việt Nam.
Bãi bỏ chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Hỗ trợ học phí và các khoản có liên quan đến học phí tiến sĩ cho giảng viên đại học?
Điều 3 Thông tư 30/2022/TT-BTC quy định về hỗ trợ học phí và các khoản có liên quan đến học phí đối với tiến sĩ cho giảng viên đại học theo đó:
- Học phí và các khoản có liên quan đến học phí: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với cơ sở đào tạo ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại); tối đa không quá 25.000 đô la Mỹ/người học/năm học hoặc tương đương với đồng tiền của nước sở tại. Trường hợp mức học phí cao hơn mức 25.000 đô la Mỹ/người học/năm thì mức chênh lệch học phí cao hơn do người học tự chi trả hoặc do cơ sở giáo dục đại học cử giảng viên đi học chi trả theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Chi phí làm hộ chiếu, visa: Thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi người học được cử đi đào tạo đối với chi phí làm visa.
- Sinh hoạt phí:
+ Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
+ Việc thanh toán sinh hoạt phí cho người học được cấp định kỳ theo quý hoặc 06 tháng/lần, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của người học.
- Bảo hiểm y tế bắt buộc:
+ Mức bảo hiểm y tế bắt buộc: Thực hiện thanh toán theo mức quy định của nước sở tại (căn cứ theo mức thông báo trong giấy tiếp nhận học viên của cơ sở đào tạo) và được cấp bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại; tối đa không vượt quá 1.000 đô la Mỹ/người/năm;
+ Trường hợp người học có nguyện vọng mua bảo hiểm y tế ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này thì phải tự bù phần chênh lệch.
- Tiền vé máy bay đi và về (hạng phổ thông):
+ Người học được cấp một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo;
+ Thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.
- Chi phí đi đường (để bù đắp các khoản lệ phí sân bay và thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và ngược lại) được cấp 01 lần với mức khoán là 100 đô la Mỹ/người/cho toàn bộ thời gian đào tạo.
Hai chính sách mới quan trọng về công chức, viên chức có hiệu lực trong tháng 07 năm 2022 cần lưu ý? (Nguồn ảnh: Internet)
Tiếp tục giữ vững mức xếp lương đối với công chức thuế, hải quan, kế toán như quy định cũ?
So với quy định tại Thông tư 77/2019/TT-BTC, Thông tư 29/2022/TT-BTC vẫn tiếp tục giữ nguyên xếp lương đối với công chức thuế, hải quan, kế toán như sau:
- Đối với công chức thuế:
+ Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036): Có hệ số lương loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ 6,2 - 8,0.
+ Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037): Có hệ số lương loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ 4,4 - 6,78.
+Ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038): Có hệ số lương loại A1, từ 2,34 - 4,98.
+ Ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039): Có hệ số lương loại A0, từ 2,1 - 4,89.
+ Ngạch nhân viên thuế (mã số 06.040): Có hệ số lương loại B, từ 1,86 - 4,06.
- Đối với công chức kế toán:
+ Kế toán viên: Áp dụng hệ số lương của công chức loại A1.
+ Kế toán viên trung cấp hưởng hệ số lương của công chức loại A0.
+ Kế toán viên cao cấp có hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.2.
+ Kế toán viên chính có hệ số lương loại A2, nhóm A2.2.
Đặc biệt, nếu công chức chưa đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch công chức mới thì tiếp tục xếp lương theo ngạch hiện giữ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 18/7/2022.
- Đối với công chức hải quan:
+ Ngạch kiểm tra viên cao cấp hải quan: Có hệ số lương loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ 6,2 - 8,0.
+ Ngạch kiểm tra viên chính hải quan: Có hệ số lương loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ 4,4 - 6,78.
+ Ngạch kiểm tra viên hải quan: Có hệ số lương loại A1, từ 2,34 - 4,98.
+ Ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan: Có hệ số lương loại A0, từ 2,1 - 4,89.
+ Ngạch nhân viên hải quan: Có hệ số lương loại B, từ 1,86 - 4,06.
Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 18/7/2022.
Thông tư 30/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 20/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?