Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên? Biện pháp xử lý hành chính nào áp dụng đối với người chưa thành niên?

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là gì? Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với đối tượng nào? - Câu hỏi của chị Xuân đến từ Đà Lạt.

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, người chưa thành niên sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên? Biện pháp xử lý hành chính nào áp dụng đối với người chưa thành niên? (Hình từ Internet)

Biện pháp xử lý hành chính nào áp dụng đối với người chưa thành niên?

Theo quy định tại Điều 136 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên như sau:

Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Chương I Phần thứ ba của Luật này. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
2. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Chương II Phần thứ ba của Luật này.

Biện pháp giáo dục tại địa phương và biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng áp dụng đối với đối tượng nào?

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:

Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.

Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người chưa thành niên
Biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào? Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Năng lực hành vi dân sự của người thành niên được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không?
Pháp luật
Việc giải quyết khiếu nại người có thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ do cơ quan nào thụ lý?
Pháp luật
Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại về tài sản nhưng không đủ khả năng bồi thường thì người giám hộ có đương nhiên bồi thường thay?
Pháp luật
Thẩm phán phải ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người chưa thành niên
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
5,022 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người chưa thành niên Biện pháp xử lý hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người chưa thành niên Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp xử lý hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào