Các hoạt động nào trên lưu vực sông cần phải được điều phối và giám sát? Yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông là gì?
Các hoạt động nào trên lưu vực sông cần phải được điều phối và giám sát?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Các hoạt động trên lưu vực sông cần điều phối, giám sát
1. Các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản 1 Điều 72 của Luật Tài nguyên nước.
2. Các hoạt động khác cần được điều phối, giám sát trên lưu vực sông tại điểm e khoản 1 Điều 72 của Luật Tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
a) Các hoạt động cải tạo, khôi phục các dòng sông, bao gồm: Khôi phục, bảo tồn các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng nước; phát triển các khu đất ngập nước, vành đai sinh thái ven sông, giải tỏa các vật cản dòng chảy trên sông; bổ sung nước cho các nguồn nước bị cạn kiệt, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải; giảm thiểu nguồn ô nhiễm phân tán ở các khu đô thị và nông thôn; tăng cường các hoạt động phòng, chống sự cố ô nhiễm nguồn nước; xây dựng cơ sở hạ tầng giữ nước để tăng lưu lượng nước trong sông, gia cố bờ sông, nạo vét bồi lắng lòng sông.
b) Các hoạt động cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, ven hồ, bao gồm: Phát triển các khu vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục, thể thao ven sông; phục hồi và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa và du lịch ven sông.
Theo đó, các hoạt động trên lưu vực sông cần điều phối, giám sát là:
- Phối hợp các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông;
- Điều hoà, phân phối tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và ngưỡng khai thác nước dưới đất; điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước trên lưu vực sông;
- Hoạt động xây dựng, vận hành hồ chứa, đập dâng và các công trình điều tiết nước trên sông; dự án chuyển nước và các công trình khai thác, sử dụng nước quy mô lớn, quan trọng trên lưu vực sông;
- Hoạt động xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng chất lượng nguồn nước lưu vực sông; khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
- Các hoạt động cải tạo, khôi phục các dòng sông, bao gồm: Khôi phục, bảo tồn các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng nước; phát triển các khu đất ngập nước, vành đai sinh thái ven sông, giải tỏa các vật cản dòng chảy trên sông; bổ sung nước cho các nguồn nước bị cạn kiệt, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải;
Giảm thiểu nguồn ô nhiễm phân tán ở các khu đô thị và nông thôn; tăng cường các hoạt động phòng, chống sự cố ô nhiễm nguồn nước; xây dựng cơ sở hạ tầng giữ nước để tăng lưu lượng nước trong sông, gia cố bờ sông, nạo vét bồi lắng lòng sông.
- Các hoạt động cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, ven hồ, bao gồm: Phát triển các khu vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục, thể thao ven sông; phục hồi và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa và du lịch ven sông.
Các hoạt động nào trên lưu vực sông cần phải được điều phối và giám sát? Yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung của hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông là gì?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì nội dung của hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông được quy định như sau:
- Nội dung điều phối bao gồm chỉ đạo, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Điều 44 Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
- Nội dung giám sát bao gồm việc theo dõi, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên phạm vi lưu vực sông.
Yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và khoản 4 Điều 45 Nghị định 02/2023/NĐ-CP:
- Yêu cầu đối với hoạt động điều phối:
+ Bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
+ Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan tham gia điều phối trên phạm vi lưu vực sông; sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí;
+ Tuân theo quy hoạch, kế hoạch trên phạm vi lưu vực;
+ ác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan tham gia.
- Yêu cầu đối với hoạt động giám sát:
+ Phát hiện được các hiện tượng bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước; cảnh báo, dự báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;
+ Phát hiện được các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân trong vận hành hồ chứa, liên hồ chứa và trong hoạt động xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;
+ Cung cấp thông tin, số liệu phục vụ việc điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra quy định tại Điều 44 của Nghị định này trôn phạm vi lưu vực sông;
+ Các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?