Các hoạt động ngoại hối của điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Quản lý về việc thanh toán và ngoại hối được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 121/2021/NĐ-CP thì quản lý về việc thanh toán và ngoại hối được đề cập như sau:
- Doanh nghiệp được chấp nhận sử dụng tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng của người chơi để đổi đồng tiền quy ước khi tham gia các trò chơi điện tử có thưởng. Việc thu, chi ngoại tệ của doanh nghiệp được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
- Doanh nghiệp được thu ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và sử dụng số ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản này để trả thưởng cho người chơi khi trúng thưởng và các hoạt động ngoại hối khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
Các hoạt động ngoại hối của điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành mới nhất?
Làm sao để được cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác?
Thủ tục cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác được quy định tại Điều 29 Nghị định 121/2021/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có nhu cầu thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác quy định tại Nghị định này làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác (sau đây gọi tắt là Giấy phép). Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (đối với doanh nghiệp được phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trước khi Nghị định 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định 86/2013/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành) hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với doanh nghiệp được phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng sau khi Nghị định 86/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành);
+ Quy chế quản lý, kiểm soát nội bộ đối với nguồn thu, chi ngoại tệ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và cấp Giấy phép theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, Ngàn hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản thông báo rõ lý do.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ.
- Thời hạn của Giấy phép tối đa bằng thời hạn hoạt động còn lại được quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. Trường hợp doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không quy định cụ thể thời hạn kinh doanh thì thời hạn của Giấy phép tối đa không quá 10 năm kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực thi hành.
Khi nào thì Giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác bị thu hồi?
Theo Điều 31 Nghị định 121/2021/NĐ-CP thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.
- Doanh nghiệp không triển khai hoạt động thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, trừ các trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.
- Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 lần trở lên đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý ngoại hối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?