Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực chuyên môn mà kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng phải đáp ứng?
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022, quy định các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng như sau:
- Tính độc lập:
+ Người làm công tác kiểm toán không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Người làm công tác kiểm toán không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và báo cáo.
+ Người làm công tác kiểm toán không được tham gia kiểm toán các đơn vị mà người làm công tác kiểm toán chịu trách nhiệm quản lý hoặc thực hiện hoạt động được kiểm toán tại đơn vị đó trong vòng 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện quản lý hoặc thực hiện hoạt động được kiểm toán tại đơn vị đó,
+ Người làm công tác kiểm toán không được tham gia kiểm toán các đơn vị mà người có liên quan của người làm công tác kiểm toán chịu trách nhiệm quản lý hoặc thực hiện hoạt động được kiểm toán tại đơn vị đó.
- Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Tính tuân thủ: Người làm công tác kiểm toán phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Các nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 quy định nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ như sau:
- Tính chính trực: Người làm công tác kiểm toán phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn về kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động trái pháp luật và các hoạt động làm tổn hại đến uy tín nghề nghiệp, uy tín của Bộ Quốc phòng.
- Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán phải đảm bảo tính khách quan trong việc thu thập, đánh giá, trao đổi thông tin về hoạt động được kiểm toán. Người làm công tác kiểm toán đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích của mình hoặc người khác trong việc đưa ra đánh giá, kết luận của mình.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm công tác kiểm toán áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ; hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực chuyên
môn và kỹ thuật được áp dụng.
- Tính bảo mật: Người làm công tác kiểm toán phải tôn trọng giá trị, quyền sở hữu của thông tin được cung cấp và không tiết lộ thông tin này nếu không được phép của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của pháp luật.
- Tư cách nghề nghiệp: Người làm công tác kiểm toán phải tuân thủ pháp luật và các quy định của Bộ Quốc phòng có liên quan, không được thực hiện các
hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
- Kiểm toán trưởng phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTC.
Chuẩn mực chuyên môn của kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng?
Theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022, chuẩn mực chuyên môn của kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng được quy định như sau:
- Kiểm toán Bộ Quốc phòng tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán nội bộ và quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (sau đây viết gọn là Thông tư số 08/2021/TT-BTC).
- Kiểm toán Bộ Quốc phòng phải tuân thủ Quy trình kiểm toán nội bộ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, ngoài những kỹ năng chuyên môn thì kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng còn phải đáp ứng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp cũng như các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ.
Trên đây là nội dung tổng hợp tại Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022 về Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?