Các quy tắc khi Thừa phát lại quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
- Các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
- Các quy tắc trong quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
- Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm được quy định như thế nào?
Các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Theo Chương I Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như sau:
Bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần thể hiện tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Đảm bảo tính độc lập, chặt chẽ
- Với địa vị và thông qua hoạt động của mình để thi hành quyền lực được Nhà nước trao, Thừa phát lại phải giữ độc lập hoàn toàn, trong mọi tình huống, đối với người yêu cầu, các bên liên quan, nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, trung thực là những cơ sở để tạo dựng lòng tin với cá nhân, tổ chức.
- Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao một cách chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và các quy định của Quy tắc này.
Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
- Thừa phát lại có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân và tổ chức nơi hành nghề thừa phát lại, thanh danh nghề nghiệp.
- Thừa phát lại cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.
Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Thừa phát lại phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu.
Khi quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì Thừa phát lại cần phải làm gì theo Dự thảo mới nhất của Bộ Tư pháp?
Các quy tắc trong quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Theo Chương IV Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc riêng trong quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Thừa phát lại được quy định như sau:
Quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự
1. Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ trong công việc hướng tới hiệu quả công việc cao nhất; vì mục tiêu phát triển nghề nghiệp.
2. Không có hành vi sai trái, lệch chuẩn nào gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của cơ quan thi hành án dân sự.
3. Không có hành vi thông đồng, câu kết với người của cơ quan Thi hành án trong quá trình hành nghề, gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu và các bên liên quan.
4. Tích cực trao đổi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các công việc được giao với cơ quan thi hành án dân sự.
5. Khi phát hiện người của cơ quan Thi hành án có hành vi sai phạm trong thực thi công vụ thì phải có trách nhiệm báo cáo với cá nhân, cơ quan có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
6. Trách nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận tống đạt đã ký với cơ quan thi hành án dân sự.
Quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
1. Tuân thủ nghiêm sự kiểm sát của Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động hành nghề; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo phục vụ hoạt động kiểm sát của Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân theo quy định.
2. Nỗ lực, trách nhiệm, kịp thời trong việc tổ chức thi hành đúng nội dung các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân được yêu cầu; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Tòa án nhân dân trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
3. Có trách nhiệm cùng với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án chính xác, đúng pháp luật để tổ chức thi hành, bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
4. Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong việc xem xét, đánh giá tính xác thực của vi bằng.
5. Trách nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận tống đạt đã ký với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Thừa phát lại phải tuân thủ quy định của pháp luật trong khi làm việc với các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khác; có thái độ lịch sự, tôn trọng cán bộ, công chức, cá nhân, tổ chức khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ, liên hệ công tác.
Công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm được quy định như thế nào?
Theo Chương V Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm được quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại
- Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc.
- Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi địa phương quản lý.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có) có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại là thành viên của tổ chức mình.
- Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại của Văn phòng mình.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
- Thừa phát lại gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì được Nhà nước và xã hội ghi nhận, vinh danh.
- Thừa phát lại thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại, điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có), bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Các cá nhân, tổ chức có hành vi ngăn cản Thừa phát lại thực hiện đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại hoặc ép buộc Thừa phát lại thực hiện trái Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
Tải về văn bản Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?