Các sai sót nào thường gặp trong báo cáo thống kê ngành tư pháp? Hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê ngành tư pháp?
Các sai sót chung nào thường gặp trong báo cáo thống kê ngành tư pháp?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 4578/BTP-KHTC năm 2022, Bộ tư pháp đã có chỉ ra các sai sót chung thường gặp trong báo cáo thống kê ngành tư pháp.
Theo đó, Bộ đã chỉ ra các lỗi sai sót chung thường gặp trong báo cáo thống kê bao gồm:
(1) Không khớp các phân tổ trong cùng một chỉ tiêu
Ví dụ: Trong lĩnh vực nuôi con nuôi, tại biểu số 22c/BTP/CN/TN, một số Sở Tư pháp thống kê số liệu trẻ em chia theo nơi cư trú trước khi được nhận làm con nuôi (cột 8,9,10) thường không khớp với số trẻ em được nhận làm con nuôi chia theo độ tuổi (cột 2,3,4,5,6,7), dẫn tới các số chi tiết chia theo 2 phân tổ nêu trên thường bị lệch so với tổng số tại cột 1.
(2) Số liệu tăng, giảm đột biến so với cùng kỳ năm trước (tăng, giảm từ 20% trở lên); số cao hoặc thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên địa bàn... nhưng không thuyết minh rõ.
Ví dụ: Một số Sở Tư pháp báo cáo số liệu về “Số người có phiếu LLTP số 2” (Biểu 19/BTP/LLTP) và “Số công dân Việt Nam có LLTP” (Biểu 21/BTP/LLTP) tăng hoặc giảm đột biến so với cùng kỳ năm trước (tăng, giảm từ 20% trở lên) nhưng không có thuyết minh lý do.
Các sai sót nào thường gặp trong báo cáo thống kê ngành tư pháp? Hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê ngành tư pháp? (Hình từ Internet)
Các sai sót trong lĩnh vực nào thường gặp trong báo cáo thống kê ngành tư pháp?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 4578/BTP-KHTC năm 2022, Bộ tư pháp đã có chỉ ra các sai sót trong lĩnh vực cụ thể thường gặp trong báo cáo thống kê ngành tư pháp như sau:
(1) Lĩnh vực xây dựng văn bản
Trong kỳ báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm 2022, một số Sở Tư pháp báo cáo số lượng VBQPPL được ban hành ở cấp xã lên đến hàng trăm văn bản nhưng không có thuyết minh, giải thích.
(2) Lĩnh vực pháp chế
Khi báo cáo số liệu về tổ chức pháp chế theo Biểu 03a/BTP/VĐC/PC và 03b/BTP/VĐC/PC, một số Sở Tư pháp thay vì báo cáo rõ số lượng lại tích dấu “x”, gây khó khăn cho quá trình tổng hợp.
(3) Lĩnh vực kiểm tra văn bản
Một số cơ quan, đơn vị có sự nhầm lẫn giữa hoạt động tự kiểm tra văn bản với hoạt động kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, dẫn đến thống kê nhầm số liệu phản ánh 02 hoạt động này.
(4) Lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật
Đây là lĩnh vực mà các cơ quan, đơn vị vướng nhiều sai sót thống kê. Một số sai sót thường xảy ra như:
- Thống kê cả những cuộc PBGDPL và cuộc thi tìm hiểu pháp luật không do cơ quan, đơn vị mình chủ trì, dẫn đến báo cáo trùng số liệu thống kê.
- Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương hiểu chưa đúng về cuộc PBGDPL trực tiếp dẫn đến thống kê không chính xác. Cần hiểu đúng “Cuộc PBGDPL trực tiếp là hoạt động được tổ chức trực tiếp, có nhiều người tham gia như hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng, cuộc họp có nội dung PBGDPL”.
- Thống kê số tài liệu đăng tải trên Internet cao hơn tổng số tài liệu PBGDPL được phát hành. Một số cơ quan còn thống kê cả các bài đưa tin về hội nghị tập huấn, hội nghị về công tác PBGDPL. Trong khi đó, phần giải thích biểu mẫu về PBGDPL đã nêu rõ: tài liệu đăng tải trên Internet chỉ bao gồm sách, tờ gấp, video, chương trình, tọa đàm, phóng sự truyền hình, các tài liệu có chứa nội dung phổ biến các lĩnh vực pháp luật cụ thể được in, phát hành, đăng tải trên internet.
- Tính trung bình số lượt người tham dự PBGDPL trực tiếp quá cao (lên đến hàng nghìn người) hoặc quá thấp (chỉ có một vài người).
(5) Lĩnh vực hòa giải ở cơ sở
- Thống kê số kinh phí chi thù lao cho tổ hòa giải/hòa giải viên trung bình lớn hơn 200.000 đồng/vụ việc (vượt quá quy định)
- Thống kê tổng số hòa giải viên không khớp với số hòa giải viên chia theo giới tính và số hòa giải viên chia theo trình độ chuyên môn.
- Tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải không khớp với tổng của 3 số: số vụ việc hòa giải thành, số vụ việc hòa không giải thành và số vụ việc chưa giải quyết xong.
(6) Lĩnh vực hộ tịch
- Thống kê tổng số đăng ký khai sinh quá hạn tại cột 4, cột 5 mục B biểu 13c/BTP/HTQTCT/HT thấp hơn tổng số của 2 phân tổ “Số trẻ em sinh ra trong năm BC” và “Trẻ em sinh ra trước năm BC dưới 5 tuổi” tại các cột 6,7,8,9 mục B biểu 13c/BTP/HTQTCT/HT; hoặc sai sót tương tự đối với các phân tổ chia theo giới tính “nam” và “nữ”, phân tổ thành phần lại lớn hơn tổng số.
- Số liệu khai sinh, khai tử, kết hôn tăng, giảm đột biến không có thuyết minh rõ nguyên nhân.
(7) Lĩnh vực LLTP
- Tại biểu 19/BTP/LLTP, thống kê tổng số phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại cột 10 không khớp với tổng số 02 cột (cột 16 và cột 17).
- Nhầm lẫn khái niệm “số phiếu LLTP số 1”, “số phiếu LLTP số 2” với “số người có LLTP” nên đã thống kê tổng số phiếu LLTP số 1 và số 2 bằng với số người có LLTP. Trong khi đây là các khái niệm hoàn toàn khác nhau, nên kết quả thống kê không thể bằng nhau
- Tại cột (7) Biểu mẫu 20a/BTP/LLTP, số liệu thống kê do Sở Tư pháp báo cáo thường không khớp với số liệu thông tin LLTP thực tế Trung tâm LLTP quốc gia cung cấp về Sở Tư pháp. Việc cung cấp thông tin LLTP được Trung tâm LLTP quốc gia thực hiện thông qua việc scan và gửi qua email cho Sở Tư pháp. Mặt khác, số liệu thông tin do Trung tâm cung cấp được thể hiện cụ thể trên Phần mềm quản lý LLTP dùng chung và có thể tự động xuất excel Biểu mẫu 20a/BTP/LLTP qua Phần mềm nêu trên.
(8) Lĩnh vực TGPL
- Thống kê tổng số lượt người đã được TGPL tại cột 1 biểu số 24/BTP/TGPL không khớp với số vụ việc TGPL kết thúc trong kỳ báo cáo tại cột 4 biểu số 25/BTP/TGPL ".
- Thống kê trùng lặp (một người thuộc nhiều đối tượng TGPL khác nhau và được thống kê theo nhiều đối tượng, dẫn đến "tổng số lượt người được TGPL chia theo giới tính" chênh lệch so với "tổng số lượt người được TGPL chia theo đối tượng được TGPL”.
- Trong mục II, số liệu tại các cột 4,5,6,10,11,12 hoàn toàn khác số lượng cá nhân ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm TGPL được thống kê ở cột 13,14,15.
(9) Lĩnh vực luật sư
- Thống kê thiếu số liệu ghi chú về số tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, số TCHNLS có báo cáo, số luật sư là thành viên của Đoàn Luật sư địa phương (theo quản lý của Sở Tư pháp).
- Chưa rà soát kỹ số liệu báo cáo của các tổ chức hành nghề luật sư, dẫn đến số liệu chưa hợp lý mà không có thuyết minh. Ví dụ: TCHNLS có báo cáo số việc đã thực hiện trong kỳ, nhưng thiếu số liệu về doanh thu, nộp thuế… Đối với những trường hợp này, Sở cần bổ sung lý do thiếu số liệu.
(10). Lĩnh vực công chứng
- Ghi thiếu số liệu ghi chú về số tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, số tổ chức hành nghề công chứng có báo cáo, số công chứng viên đăng ký hành nghề (theo quản lý của Sở Tư pháp).
- Chưa thu thập được đầy đủ báo cáo thống kê của các Tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, làm ảnh hưởng đến tính đầy đủ của số liệu thống kê trong kỳ báo cáo.
- Thống kê thiếu số liệu về số phí công chứng hoặc thiếu phần thuyết minh lý do thiếu số liệu.
(11). Lĩnh vực đấu giá tài sản
- Thống kê cả số liệu của chi nhánh thuộc doanh nghiệp đấu giá tài sản không đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh. Cách thống kê này dẫn đến trùng số liệu với Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Hướng dẫn một số nội dung sai sót về công tác thống kê ngành tư pháp như thế nào?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 4578/BTP-KHTC năm 2022, Bộ tư pháp đã có hướng dẫn sữa chữa một số nội dung sai sót về công tác thống kê ngành tư pháp như sau:
Đối với sai sót chung
(1) Không khớp các phân tổ trong cùng một chỉ tiêu
Đề nghị các Sở Tư pháp rà soát kỹ, đảm bảo tính thống nhất trong báo cáo.
(2) Số liệu tăng, giảm đột biến so với cùng kỳ năm trước (tăng, giảm từ 20% trở lên); số cao hoặc thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên địa bàn... nhưng không thuyết minh rõ.
Đề nghị các Sở Tư pháp chú ý so sánh số liệu với cùng kỳ năm trước và bổ sung phần thuyết minh khi số liệu tăng hoặc giảm đột biến (tăng, giảm từ 20% trở lên). Đồng thời chú ý kiểm tra, rà soát kỹ những số liệu cao đột biến so với mức trung bình của địa phương.
Đối với sai sót lĩnh vực cụ thể
(1) Không khớp các phân tổ trong cùng một chỉ tiêu
Đề nghị Sở Tư pháp nắm rõ và giải thích về số liệu này trong phần ghi chú tại biểu báo cáo.
(2) Lĩnh vực pháp chế
Để thuận lợi cho công tác tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, đề nghị các Sở Tư pháp ghi số liệu cụ thể vào biểu mẫu.
(3) Lĩnh vực kiểm tra văn bản
Để thống kê đúng, cần phân biệt hoạt động tự kiểm tra văn bản với kiểm tra văn bản theo thẩm quyền (được hướng dẫn tại trang 52 Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ công tác thống kê đối với Phòng Tư pháp và UBND cấp xã).
(4) Lĩnh vực LLTP
- Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Lý lịch tư pháp: là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
Cần chú ý kiểm tra, nếu gặp trường hợp 2 kết quả này giống nhau thì phải ghi chú rõ là đã rà soát và khẳng định số liệu thống kê là đúng.
- Đề nghị các Sở Tư pháp lưu ý khi thống kê cột (7) Biểu mẫu 20a/BTP/LLTP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?