Các thủ tục hành chính nào sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Các thủ tục hành chính nào sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Trình tự thực hiện thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng ra sao?
- Cách thức thực hiện và thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng ra sao?
Các thủ tục hành chính nào sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Căn cứ theo Phần 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-LĐTBXH năm 2023 đã nêu rõ thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Các thủ tục hành chính nào sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-LĐTBXH năm 2023 quy định trình tự thực hiện thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
- Bước 1: Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau (trường hợp nộp trực tiếp) để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
+ Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
+ Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
+ Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng. Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Cách thức thực hiện và thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-LĐTBXH năm 2023 quy định cách thức thực hiện và thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu điều kiện cho phép).
Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Đối với hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng: Tờ khai của đối tượng (theo Mẫu số 1a, 1b, lc, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP).
- Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng:
+ Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật (theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP);
+ Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP);
+ Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP).
* Số lượng: 01 bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?