Các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV? Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV?
Các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV?
Tư vấn về HIV/AIDS được định nghĩa tại khoản 10 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 như sau:
Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.
Trong đó, tư vấn xét nghiệm HIV là một giai đoạn quan trọng giúp sớm phát hiện bệnh.
Các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV hiện nay được đề cập đến trong Mục 2 Chương IV Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS Ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 :
- Người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người chuyển giới…
- Người mắc bệnh lao; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;
- Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
- Phụ nữ mang thai.
- Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
- Bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.
- Người trong cơ sở khép kín (phạm nhân, người cai nghiện…).
- Các trường hợp khác có nhu cầu.
Các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV? Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV? (Hình từ Internet)
Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT có quy định về nội dung tư vấn trong hai trường hợp tư vấn trước và tư vấn sau xét nghiệm HIV như sau:
* Tư vấn trước xét nghiệm:
- Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV;
- Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV;
- Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV.
* Tư vấn sau xét nghiệm HIV:
- Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
+ Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
+ Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
+ Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV.
- Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính:
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
+ Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý;
+ Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV;
+ Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác;
+ Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
- Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định:
+ Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm;
+ Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.
Những vi phạm về việc tư vấn xét nghiệm HIV bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt khi có các vi phạm về việc tư vấn xét nghiệm HIV như sau:
Vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS của người khác;
b) Không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
d) Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Thực hiện việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?