Cách lập mẫu F01-DNN Bảng cân đối phát sinh tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như thế nào?
Mẫu F01-DNN Bảng cân đối phát sinh tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như thế nào?
Mẫu F01-DNN Bảng cân đối tài khoản được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, có dạng như sau:
Tải mẫu F01-DNN Bảng cân đối tài khoản tại đây: tải
Cách lập mẫu F01-DNN Bảng cân đối phát sinh tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như thế nào? (Hình từ internet)
Mẫu F01-DNN Bảng cân đối phát sinh tài khoản được lập với mục đích gì?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 83 Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Bảng cân đối phát sinh tài khoản kế toán (hay còn gọi là Bảng cân đối tài khoản) là bảng tổng hợp tất cả những tài khoản phát sinh trong kỳ hạch toán của một doanh nghiệp, được lập với mục đích phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Mẫu Bảng cân đối phát sinh tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) được lập và gửi kèm theo Báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế.
Theo đó, số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính.
Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở:
- Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả tài khoản tổng hợp.
- Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có của tất cả tài khoản tổng hợp.
Cách lập mẫu F01-DNN Bảng cân đối phát sinh tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 83 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì mẫu F01-DNN được lập với mục đích phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Cách lập mẫu F01-DNN Bảng cân đối tài khoản như sau:
(1) Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
(2) Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
(3) Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:
- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2- Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
- Cột 1, 2- Số dư đầu năm: Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.
- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
- Cột 5, 6 “Số dư cuối năm”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.
(4) Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:
- Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5), Tổng số dư Có (cột 6).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?