Cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
- Cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm những gì?
Trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
Căn cứ tại mục 8 Phần II Phụ lục TẢI VỀ ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định các bước thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như sau:
*Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:
- Bước 1: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
+ (i) Có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
+ (ii) Có văn bản gửi ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);
- Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối.
- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.
- Bước 6: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh: Ban trù bị tổ chức Đại hội thành lập và lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
*Cấp Giấy phép:
- Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì? (Hình từ internet)
Cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
Căn cứ tại mục 8 Phần II Phụ lục TẢI VỀ ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh thành phố;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm những gì?
Căn cứ tại mục 8 Phần II Phụ lục TẢI VỀ ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 (dẫn chiếu từ quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 01/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2017/TT-NHNN) quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập của Quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép do Trưởng Ban trù bị ký theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư 04/2015/TT-NHNN. TẢI VỀ
- Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.
- Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua
- Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.
- Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân
- Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Danh sách phải được tất cả thành viên tham gia góp vốn ký xác nhận, có tối thiểu các nội dung sau:
- Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ CCCD (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình) còn hiệu lực. Đối với thành viên là cán bộ, công chức, viên chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (đối với thành viên là pháp nhân)
- Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn.
- Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.
- Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân).
- Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân.
- Đơn đề nghị tham gia thành viên.
- Biên bản Hội nghị thành lập.
- Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
- Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
- Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
- Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?