Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 2024 chi tiết để tính lương hưu, trợ cấp ra sao?
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 2024 chi tiết để tính lương hưu, trợ cấp ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như sau:
(1) Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này.
Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1195
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu:
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến 31/12/2000
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu:
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến 31/12/2006
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2015
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2019
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian
Lưu ý:
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương đã được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
(2) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Trong đó:
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Theo công thức sau:
(3) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Trong đó:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Mục (1) nêu trên căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Trường hợp chưa đủ số năm quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
(4) Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn
- Đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định:
Lấy mức lương cao nhất của công việc để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
- Đối với Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Mục (1) nêu trên để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
(5) Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.
(6) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề khác
- Nếu ngành nghề khác không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề
Lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
- Nếu ngành nghề khác được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo Mục (1) nêu trên.
(Xem hướng dẫn chi tiết cho trường hợp (6) tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH)
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 2024 chi tiết để tính lương hưu, trợ cấp ra sao? (Hình từ Internet)
Công thức tính lương hưu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Ví dụ cách tính lương hưu như thế nào?
Dưới đây là một vài ví dụ cách tính lương hưu như sau:
Ví dụ 1:
Bà Q nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ tháng 5/2022, có đủ 15 năm đóng BHXH. Diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH trong 10 năm trước khi nghỉ việc của bà Q như sau: - 2 năm đầu: 8.000.000 đồng/tháng - 4 năm tiếp theo: 10.000.000 đồng/tháng - 4 năm cuối: 13.000.000 đồng/tháng. Như vậy: - Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Q là 45%; - Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: [(8.000.000 đồngx24 tháng)+ (10.000.000 đồngx48 tháng) + (13.000.000 đồngx48 tháng)] / 120 tháng = 10.800.000 đồng/tháng. - Lương hưu hằng tháng của bà Q là: 10.800.000 đồng x 45% = 4.860.000 đồng/tháng. |
Ví dụ 2:
Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng). - Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2: 1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng. - Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56: 1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng. - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là: [(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng) / 60 tháng] = 7.295.600 đồng/tháng. - Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau: Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%: 1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng. - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là: 7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng. - Lương hưu hằng tháng của ông H là: 8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?