Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
NÓNG: Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm 2024
>> 2 mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024
>>> Xem thêm: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ năm 2025
>> Xem thêm: Chúc mừng sinh nhật khách hàng bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay, trang trọng
Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì cách tính mức lương đóng BHXH 2024 dựa trên mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH bắt buộc), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Cụ thể, công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN |
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trong công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội trên được xác định như sau:
(1) Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
...
Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong đó, các khoản phụ cấp lương tính đóng bảo hiểm xã hội được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
- Xem các khoản phụ cấp phải đóng BHXH 2024 tại đây
- Xem các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH 2024 tại đây
Xem thêm: Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không?
Ngoài ra, tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 01/7/2024 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
Như vậy, mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc trong công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn 4.960.000 đồng/tháng ở Vùng I, 4.410.000 đồng/tháng ở Vùng II, 3.860.000/tháng ở Vùng III, 3.450.000/tháng ở Vùng IV.
Xem mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh thành tại đây: tải
Xem chi tiết Mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH tại đây
(2) Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
Căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và theo hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì cách tính mức lương đóng BHXH 2024 dựa trên tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.
Như vậy, cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng dựa trên công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội trên, gồm mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.
Tải về Mẫu Quyết định điều chỉnh mức lương đóng BHXH từ 1/7/2024
Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần 2024 online
Xem thêm: Cách nộp thuế bán hàng online 2024 cho hộ kinh doanh
Xem thêm: Cách tính BHXH 1 lần online bằng File Excel mới nhất 2024
Xem thêm: Tổng hợp điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024
Xem thêm: Có được rút BHXH 1 lần từ năm 2025?
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Do đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.
Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định trường hợp người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc như sau:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Như vậy, người lao động sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc nếu thuộc các trường hợp sau:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH bắt buộc tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng BHXH bắt buộc nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc.
Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?