Cách tính thành tích danh hiệu Nhà giáo nhân dân như thế nào? Khi nào công bố danh hiệu Nhà giáo nhân dân?
Tiêu chuẩn cơ bản của nhà giáo?
Căn cứ Điều 67 Luật Giáo dục 2019, nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Đây là những tiêu chí cơ bản nhất của một nhà giáo, để từ đó, làm tiền đề xét tặng những danh hiệu cao quý hơn như Nhà giáo nhân dân.
Cách tính thành tích danh hiệu Nhà giáo nhân dân như thế nào? Khi nào công bố danh hiệu Nhà giáo nhân dân? (Hình từ Internet)
Cách tính thành tích danh hiệu Nhà giáo nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc xét tặng và cách tính thành tích danh hiệu Nhà giáo nhân dân như sau:
- Các thành tích để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục.
Không sử dụng thành tích đã được xét và phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước bao gồm Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
- Thời gian được cơ quan, đơn vị quản lý theo thẩm quyền cử đi học tập trung sau khi được tuyển dụng vào ngành Giáo dục được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục và không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
- Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
- Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại đơn vị đó.
- Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có thời gian giữ chức vụ quản lý từ 36 tháng trở lên hoặc từ 03 năm học trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thì áp dụng tiêu chuẩn thành tích của tập thể theo quy định tại khoản 5 Điều 7 và khoản 5 Điều 8 Nghị định 35/2024/NĐ-CP.
- Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục, giảng dạy người khuyết tật và người học có hoàn cảnh đặc biệt; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Thời gian công tác của nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Thi đua, khen thưởng 2022.
- Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định thì được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi như sau:
+ Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 30% định mức giờ dạy/tiết dạy trở xuống theo quy định về chế độ làm việc của nhà giáo thì được tính hệ số quy đổi là 0,3 so với nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;
+ Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 31% đến dưới 60% định mức giờ dạy/tiết dạy theo quy định về chế độ làm việc của nhà giáo thì được tính hệ số quy đổi là 0,6 so với nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;
+ Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 60% đến 80% định mức giờ dạy/tiết dạy theo quy định về chế độ làm việc của nhà giáo thì được tính hệ số quy đổi là 0,8 so với nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;
+ Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 81% định mức giờ dạy/tiết dạy trở lên theo quy định về chế độ làm việc của nhà giáo thì được tính hệ số 1 và không phải quy đổi.
- Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” các cấp chỉ được trình cấp có thẩm quyền các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định 35/2024/NĐ-CP.
Khi nào công bố danh hiệu Nhà giáo nhân dân?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
2. Các bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý sau khi được Chủ tịch nước phong tặng.
Như vậy, Danh hiệu Nhà giáo nhân dân được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?