Cách viết báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024? Chi tiết cách viết mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 như thế nào?
- Cách viết báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024? Chi tiết cách viết mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 như thế nào?
- Danh hiệu thi đua của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay bao gồm các danh hiệu nào?
- Nguyên tắc thi đua của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được quy định thế nào?
Cách viết báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024? Chi tiết cách viết mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 như thế nào?
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 được quy định tại mẫu số 03 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP như sau:
Tải Mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 tại đây.
Thông tin dưới đây hướng dẫn cách viết báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024. Chi tiết cách viết mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 như sau:
Cách viết báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024:
(1) Địa danh.
(2) Ghi rõ thành tích đề nghị khen thưởng
(3) Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương); tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(4) Báo cáo thành tích liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công; liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động; liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 06 năm liên lục đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 03 năm liên tục đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh; 02 năm liên tục đối với Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến và Giấy khen.
(5) Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện...).
- Đối với người làm công tác lãnh đạo, quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội trong thời gian tính thành tích đề nghị khen thưởng.
- Đối với trường học: Báo cáo phải thể hiện rõ kết quả về công tác tổ chức và quản lý, quản trị nhà trường; phát triển đội ngũ; tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế (đối với cơ sở đào tạo), có so sánh với giai đoạn trước khi khen thưởng.
- Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội...).
- Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của trung ương hội, đoàn thể giao.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương...
(6) Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh tặng hoặc truy tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
- Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong thời gian 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v...
- Đối với đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”:
+ Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua bộ, ngành, tỉnh và 06 lần đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trước thời điểm đề nghị;
+ Ghi rõ nội dung các sáng kiến hoặc đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ kèm theo hồ sơ.
- Đối với báo cáo đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến hoặc đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền công nhận.
Chi tiết cách viết mẫu báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024 như trên.
Cách viết báo cáo thành tích cá nhân công tác mặt trận 2024
Danh hiệu thi đua của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay bao gồm các danh hiệu nào?
Tại Điều 7 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nhiệm kỳ 2019-2024) ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-MTTW năm 2020 quy định như sau:
Các danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”
- Xét tặng hằng năm cho các ban, đơn vị thuộc cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có văn bản hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn và cách thức xét tặng.
- Xét tặng cho các tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua theo chuyên đề do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết. Tiêu chuẩn cụ thể do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định phù hợp với từng phong trào thi đua.
2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh”
- Xét tặng cho các ban, đơn vị thuộc cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện vào dịp tổng kết hằng năm.
- Xét tặng cho các tập thể cấp huyện có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua theo chuyên đề do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết.
Tiêu chuẩn, cách thức xét tặng do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh quy định.
3. Đối với các danh hiệu thi đua khác như:
“Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua cấp ngành”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Chính phủ” thực hiện theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân các cấp của địa phương mình.
Theo đó, các danh hiệu thi đua của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm các danh hiệu sau đây:
(1) Danh hiệu “Cờ thi đua của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”
(2) Danh hiệu “Cờ thi đua của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh”
(3) Đối với các danh hiệu thi đua khác thực hiện theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng 2022, Nghị định 91/2017/NĐ-CP, Thông tư 12/2019/TT-BNV và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân các cấp của địa phương như:
- “Lao động tiên tiến”,
- “Chiến sĩ thi đua cơ sở”,
- “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”,
- “Chiến sĩ thi đua cấp ngành”,
- “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”,
- “Tập thể lao động tiên tiến”,
- “Tập thể lao động xuất sắc”,
- “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Nguyên tắc thi đua của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được quy định thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nhiệm kỳ 2019-2024) ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-MTTW năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Nguyên tắc thi đua: Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.
...
Căn cứ trên quy định nguyên tắc thi đua của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?