Cách xác định điều kiện thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước trong tự vệ thương mại là gì?
- Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại bao gồm mấy yếu tố?
- Căn cứ và nội dung cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là gì?
- Cách xác định điều kiện thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước để áp dụng biện pháp tự vệ?
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại bao gồm mấy yếu tố?
Căn cứ quy định tại Điều 92 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
- Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Cách xác định điều kiện thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước trong tự vệ thương mại là gì?(Hình từ Internet)
Căn cứ và nội dung cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là gì?
Căn cứ Điều 93 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ là có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
Trong đó, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, và bao gồm các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Khi có quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra thực hiện những nội dung sau:
- Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
- Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
- Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định.
Cách xác định điều kiện thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước để áp dụng biện pháp tự vệ?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 10/2018/NĐ-CP điều kiện thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được xác định bằng các yếu tố sau sau:
- Mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
- Mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này do tác động của những diễn biến không lường trước;
- Tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra đối với giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
- Tác động của việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đến ngành sản xuất trong nước thông qua các yếu tố: Thị phần, doanh thu, sản lượng, công suất thiết kế, công suất sử dụng, lợi nhuận, lao động, tồn kho và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Việc xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những chứng cứ cụ thể.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thời kỳ điều tra đối với xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là 03 năm. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?