Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào?
Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo như sau:
(1) Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo xác định theo công thức sau:
GIÁ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO = Chi phí tiền lương + Chi phí vật tư + Chi phí quản lý + Chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định + Chi phí khác + Tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có) |
(2) Chi phí tiền lương
- Chi phí tiền lương gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG = Định mức lao đông x Đơn giá tiền lương hoặc chi phí tiền công (đồng/giờ) |
- Định mức lao động: Xây dựng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT;
- Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương; chi phí tiền công hoặc các quy định về vị trí, chế độ việc làm của người lao động là chi phí phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
- Căn cứ điều kiện và yêu cầu thực tế, chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương của cơ sở giáo dục đảm bảo hoạt động hiệu quả của đơn vị và phải được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
(3) Chi phí vật tư là chi phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, thực nhiệm và nghiên cứu khoa học; hoạt động cung cấp dịch vụ, gồm: Chi phí văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, điện, nước, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các chi phí khác được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư:
- Mức tiêu hao vật tư được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
+ Đối với sản phẩm đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật;
+ Đối với sản phẩm chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do Hiệu trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
- Đơn giá vật tư được xác định như sau:
Đơn giá vật tư dùng để tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là giá bao gồm thuế giá trị gia tăng, được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật tư sử dụng. Cụ thể như sau:
+ Đối với vật tư do Nhà nước định giá: tính theo giá do Nhà nước quy định (+) chi phí lưu thông hợp lý (nếu có);
+ Đối với vật tư mua ngoài:
Nếu không có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo mức giá thấp nhất từ các nguồn thông tin như giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp hoặc báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp;
Nếu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo giá mua ghi trên hóa đơn mua/bán hàng; hoặc giá trúng thầu, giá trúng đấu giá, giá niêm yết (+) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có);
+ Đối với vật tư trực tiếp nhập khẩu đưa vào sử dụng: Tính theo giá vốn nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (+) các chi phí thực tế hợp lý để đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có) (+) chi phí thuế, phí, lệ phí (nếu có);
+ Đối với vật tư tự chế: Tính theo giá thực tế xuất kho (+) chi phí thực tế phát sinh trong quá trình đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có);
+ Đối với vật tư thuê gia công chế biến: Tính theo giá thực tế xuất kho giao gia công (+) chi phí gia công (+) các chi phí hợp lý để đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có);
Giá các loại vật tư và các khoản chi phí về gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua,... phải được ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
(4) Chi phí quản lý là chi phí phục vụ các phòng, ban của bộ phận quản lý trong cơ sở giáo dục, bao gồm:
- Chi phí tuyển sinh;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý; tiền thuê tài sản cố định; chi phí trả cho nhà thầu (nếu có);
- Chi phí bằng tiền khác thuộc quản lý chung, ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí hợp lý khác.
(5) Chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định là chi phí khấu hao hoặc hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo được tính theo quy định của Bộ Tài chính và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định vào giá dịch vụ giáo dục, đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quy định.
(6) Chi phí khác gồm các loại thuế khác theo quy định, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác.
(7) Tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có).
Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo như sau:
- Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là toàn bộ các khoản chi phí thực tế hợp lý phát sinh để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định, các chi phí khác và tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có).
- Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo được phân biệt theo cấp học, trình độ, lĩnh vực, ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và hình thức giáo dục, đào tạo.
- Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo được điều chỉnh hằng năm khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thay đổi.
Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật ra sao?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu và nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:
(1) Để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, thẩm định, phê duyệt đơn giá, giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý kinh tế trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tạo môi trường hoạt động bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
(3) Đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 16/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?