Cách xếp loại học lực THPT năm 2023 được thực hiện như thế nào? Năm học 2023-2024, học sinh THPT phải học bao nhiêu môn?
Cách xếp loại học lực THPT năm 2023 với lớp 10 được thực hiện như thế nào?
- Thực tế, học sinh THPT được đánh giá và xếp loại học lực khác học sinh tiểu học, THCS. Cụ thể: riêng lớp 10 năm học 2022-2023 thực hiện đánh giá kết quả học tập theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
- Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
*Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
* Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
* Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
*Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Như vậy, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức từ Tốt - Khá - Đạt -Chưa Đạt theo quy định nêu trên.
Cách xếp loại học lực THPT năm 2023 được thực hiện như thế nào? Năm học 2023-2024, học sinh THPT phải học bao nhiêu môn? (Hình internet)
Cách xếp loại học lực THPT năm 2023 với lớp 11,12 được thực hiện như thế nào?
Đối với Học sinh các lớp 11,12: Thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, tiêu chuẩn xếp loại cả năm học:
*Loại Giỏi:
- ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên. Trong đó, các môn bắt buộc phải đạt các điểm số giỏi theo quy định. Như các lớp thông thường, ĐTB của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên trường THPT phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên.
- Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Đ trở lên.
* Loại Khá:
- ĐTB các môn học đạt từ 6,5 trở lên. Được đánh giá đảm bảo trong mức học của học sinh tiên tiến. Các điều kiện vẫn được đảm bảo đối với các môn học bắt buộc. Trong đó, ĐTB của một trong ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt từ 6,5 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện về ĐTB môn chuyên từ 6,5 trở lên.
- Không có môn học nào ĐTB dưới 5,0. Đây là điểm số thể hiện học lực trung bình. Tức là học sinh phải đảm bảo nền tảng cơ bản cho các môn thuộc chương trình học. Không cần học tốt nhưng phải biết ở mức yêu cầu chung.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
* Loại Trung bình:
- ĐTB các môn học từ 5,0 trở lên. Thể hiện học lực của học sinh tiếp thu các kiến thức cơ bản. Cũng như thể hiện mức sàn cần được đảm bảo trong quá trình dạy học. Trong đó, ĐTB của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đạt từ 5,0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên phải đạt từ 5,0 trở lên.
- Không có môn học nào ĐTB dưới 3,5. Các môn phải được đảm bảo mức học không quá thấp.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
* Loại Yếu:
- ĐTB các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào ĐTB dưới 2,0.
* Loại Kém:
- Không thuộc các loại đã nêu ở trên.
Như vậy, học sinh THPT các khối lớp sẽ được xếp loại học lực theo quy định nêu trên.
Năm học 2023-2024, Học sinh THPT phải học bao nhiêu môn?
Căn cứ tiểu mục 1.2 mục số IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) Chương trình bao gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, 2 môn học tự chọn, 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học). Trong đó:
- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
- Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.
+ Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
+ Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
+ Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).
- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút
- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.
Bộ GD-ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau:
- Từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10.
- Từ năm học 2023 - 2024 đối với lớp 11.
- Từ năm học 2024 - 2025 đối với lớp 12.
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông nêu trên sẽ được áp dụng đối với học sinh lớp 10 và lớp 11 vào năm học 2023-2023.
Xem chi tiết Chương trình Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?