Cải cách tiền lương có làm tăng mức đóng BHXH bắt buộc? Mức đóng BHXH bắt buộc 2023 là bao nhiêu?
Mức đóng BHXH bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với người lao động được xác định như sau:
- Bảo hiểm xã hội: 8%;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
- Bảo hiểm y tế: 1,5%.
Như vậy, mức đóng BHXH của người lao động là 10.5%.
Hiện nay, công thức tính tiền đóng BHXH được xác định như sau:
Mức tiền đóng BHXH = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:
- Tiền lương;
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Cải cách tiền lương có làm tăng mức đóng BHXH bắt buộc? Mức đóng BHXH bắt buộc 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cải cách tiền lương có làm tăng mức đóng BHXH bắt buộc?
Như đã đề cập, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương và các khoản phụ cấp sẽ thay đổi và sẽ có ảnh hưởng đến mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức lương và các khoản phụ cấp được tăng lên mức đóng đóng BHXH bắt buộc cũng sẽ tăng theo.
Vậy, cải cách tiền lương có làm tăng lương không?
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), tại khoản 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
Đối với người lao động trong doanh nghiệp, tại khoản 3.2 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ như sau:
Nội dung cải cách
...
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
...
b) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Có thể thấy, về cơ bản, việc cải cách tiền lương sẽ không làm giảm lương. Cụ thể, lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong khu vực công sau cải cách sẽ đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, mức lương sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên cũng đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, tùy theo mức thay đổi của tiền lương mà mức đóng BHXH sẽ thay đổi theo.
Khoản thu nhập nào không tính đóng BHXH?
Căn cứ quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có đề cập đến các khoản thu nhập không tính đóng BHXH như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
26. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 30 như sau:
“...
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hiện nay, các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bao gồm:
STT | Khoản thu nhập không tính đóng BHXH |
1 | Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 |
2 | Tiền thưởng sáng kiến |
3 | Tiền ăn giữa ca |
4 | Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ |
5 | Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động |
6 | Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
7 | Khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?