Cán bộ, công chức được hưởng trợ cấp chuyển vùng mấy lần? Mức hưởng trợ cấp chuyển vùng hiện nay là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Cán bộ tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp chuyển vùng mấy lần? Mức hưởng trợ cấp chuyển vùng hiện nay là bao nhiêu? - Chú Tùng (Phú Yên)

Được hưởng trợ cấp chuyển vùng mấy lần?

Trợ cấp chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (hay còn gọi là "trợ cấp chuyển vùng") được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:

Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.

Dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, các đối tượng được áp dụng quy định trên bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Như vậy, nếu thuộc 01 trong các đối tượng nêu trên và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên thì khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp chuyển vùng 01 lần.

Được hưởng trợ cấp chuyển vùng mấy lần? Mức hưởng trợ cấp chuyển vùng hiện nay là bao nhiêu?

Cán bộ, công chức được hưởng trợ cấp chuyển vùng mấy lần? Mức hưởng trợ cấp chuyển vùng hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức hưởng trợ cấp chuyển vùng hiện nay là bao nhiêu?

Mức hưởng trợ cấp chuyển vùng được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:

Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu
...
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) mức lương tháng hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

Theo đó, công thức tính trợ cấp chuyển vùng được hiểu như sau:

Trợ cấp chuyển vùng = 1/2 mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung (nếu có).

Như vậy, mức hưởng trợ cấp chuyển vùng hiện nay không được quy định cụ thể. Do đó, số tiền trợ cấp chuyển vùng mà đối tượng được hưởng nhận được sẽ phụ thược vào mức lương và phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung của người đó.

Cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng những chính sách nào?

Căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về phạm vi điều chỉnh chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng những chính sách sau:

- Phụ cấp thu hút;

- Phụ cấp công tác lâu năm;

- Trợ cấp lần đầu;

- Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch;

- Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu;

- Thanh toán tiền tàu xe;

- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề;

- Phụ cấp lưu động

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.

Trong đó, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Trợ cấp chuyển vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trợ cấp một lần khi chuyển công tác khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như thế nào?
Pháp luật
Xác định thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tính trợ cấp chuyển vùng như thế nào?
Pháp luật
Thời gian thỏa thuận nghỉ việc của cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính vào thời gian tính hưởng các chế độ phụ cấp không?
Pháp luật
Thông báo cắt chế độ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên không được hưởng trợ cấp ưu đãi nữa thì có đúng không?
Pháp luật
Chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vì lý do gia đình thì có được hưởng trợ cấp gì không?
Pháp luật
Giáo viên tại trường nội trú dân tộc mới được sáp nhập vào khu vực III vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng những trợ cấp gì từ nhà nước?
Pháp luật
Giáo viên THCS công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng những chế độ nào?
Pháp luật
Cơ quan đóng trên địa bàn vừa được công nhận là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đang công tác tại đây có được hưởng trợ cấp lần đầu không?
Pháp luật
Có hơn 10 năm công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có được hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu không?
Pháp luật
Xã Sơn Tinh thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi có thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
9,613 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Trợ cấp chuyển vùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp chuyển vùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào