Cán bộ, công chức, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau bằng thời gian đã đóng BHXH trong trường hợp nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau bằng thời gian đã đóng BHXH trong trường hợp nào?
- Mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp thời gian hưởng bằng với thời gian đã đóng BHXH là bao nhiêu?
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ có tính vào ngày nghỉ không?
Cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau bằng thời gian đã đóng BHXH trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên thì cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau bằng thời gian đã đóng BHXH trong trường hợp nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mà vẫn tiếp tục điều trị nếu hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Trong trường hợp này, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn tiếp hưởng chế độ ốm đau nhưng hưởng với mức thấp hơn.
Cán bộ, công chức, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau bằng thời gian đã đóng BHXH trong trường hợp nào?
Mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp thời gian hưởng bằng với thời gian đã đóng BHXH là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp thời gian hưởng bằng với thời gian đã đóng BHXH được xác định như sau:
- Đóng BHXH dưới 15 năm: 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
- Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 nam: 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
- Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ có tính vào ngày nghỉ không?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ ốm đau của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được tính như sau:
- Tính vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Không tính vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần trong trường hợp:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ nghỉ việc đối với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ nghỉ việc đối với trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
+ Cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ nghỉ việc khi con ốm đau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?