Cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương từ 1 7 2024 có được nâng bậc lương nữa hay không?
Cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương từ 1 7 2024 có được nâng bậc lương nữa hay không?
Quan trọng: Hướng dẫn gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử của VNeID?
>> Xem thêm: Chính thức 2 bảng lương mới cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 27 sẽ không còn áp dụng lương cơ sở khi nào?
>> Xem thêm: Mức tiền thưởng đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34?
>> Xem thêm: Tăng mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng tối đa từ ngày 1 7 2024?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo quy định nêu trên thì từ 1/7/2024 cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng/tháng (tăng 30% so với lương cơ sở trước 1/7/2024 là 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lương cơ sở dùng để tính lương trong bảng lương, mức phụ cấp cán bộ công chức viên chức. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương từ 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở.
Đồng thời, tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có đưa ra nội dung như sau:
Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
...
2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Theo đó thực hiện 7 nội dung sau:
(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
(2) Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản). Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
(3) Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...
Như vậy, theo như các nội dung nêu trên thì cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương từ 1 7 2024 khi tăng lương cơ sở sẽ được tiếp tục hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương.
Cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương từ 1 7 2024 có được nâng bậc lương nữa hay không? (Hình từ internet)
Cách tính lương mới cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV ngày 05/7/2024 thì cách tính lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
Công thức tính mức lương như sau:
Mức lương từ ngày 01/7/2024 = 2.340.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng
Ví dụ: Hệ số lương hiện hưởng là 2.34 thì mức lương từ 1/7/2024 được tính như sau:
Mức lương từ 01/7/2024 = 2.340.000 đồng/tháng x 2.34 = 5.475.600 đồng/tháng
Lương cơ sở dùng làm căn cứ để làm gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì lương cơ sở dùng làm căn cứ để:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sau:
+ Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
+ Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
+ Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
+ Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
+ Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP);
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
+ Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
- Nghị định 33/2012/NĐ-CP
- Nghị định 45/2010/NĐ-CP
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP
- Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- Luật Viên chức năm 2010
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Thông tư 07/2024/TT-BNV
- Kết luận 83-KL/TW năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?