Cán bộ, công chức, viên chức thôi việc sau khi học nghề theo quyết định tinh giản biên chế thì được hưởng chính sách nào?
Thực hiện tinh giản biên chế theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.”
Theo đó việc thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Cán bộ, công chức, viên chức thôi việc sau khi học nghề theo quyết định tinh giản biên chế thì được hưởng chính sách nào?
Cán bộ, công chức, viên chức thôi việc sau khi học nghề theo quyết định tinh giản biên chế được hưởng chính sách nào?
Căn cứ vào Mục 8 Công văn 3538/BNV-TCBC năm 2022 có nội dung hướng dẫn như sau:
“8. Về chính sách thôi việc sau khi học nghề: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP .”
Xét tiếp khoản 2 Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 10. Chính sách thôi việc
…
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.”
Như vậy, cán bộ công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc và được hưởng chế độ theo quy định trên.
Hướng dẫn cách tính trợ khoản trợ cấp theo chính sách thôi việc khi thực hiện tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 47/2016/TT-BQP quy định như sau:
“Điều 10. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
…
Ví dụ 5: Ông Đinh Văn Đ, 34 tuổi, Bảo tàng viên, hệ số lương hiện hưởng 3,00 (viên chức loại A1, bậc 3) từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thuộc đối tượng tinh giản biên chế, có nguyện vọng đi học nghề 06 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, học phí học nghề là 25.000.000 đồng; thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội đến trước thời Điểm đi học nghề là 09 năm 01 tháng. Sau khi học xong, ông Đinh Văn Đ được giải quyết cho thôi việc từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
a) Tiền lương tháng hiện hưởng của ông Đinh Văn Đ là:
1.150.000 đồng x 3,00 = 3.450.000 đồng
b) Mức bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của ông Đinh Văn Đ trong 05 năm cuối (từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến ngày 30 tháng 6 năm 2015), được tính là: 2.802.220 đồng/tháng.
c) Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng trợ cấp là:
9 năm 01 tháng + 06 tháng = 9 năm 07 tháng, được tính tròn 10 năm
d) Ông Đinh Văn Đ được hưởng các Khoản trợ cấp sau:
- Được hưởng 06 tháng tiền lương hiện hưởng trong thời gian học nghề:
6 tháng x 3.450.000 đồng = 20.700.000 đồng
- Trợ cấp 20.700.000 đồng (tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng) để đóng học phí cho cơ sở dạy nghề.
- Sau khi kết thúc khóa học nghề, ông Đ được trợ cấp:
+ Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:
3 tháng x 3.450.000 đồng = 10.350.000 đồng
+ Trợ cấp thôi việc theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội:
10 năm x 1/2 x 2.802.220 đồng = 14.011.100 đồng”
Như vậy, việc tính trợ cấp theo chính sách thôi việc khi thực hiện tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng được thực hiện theo hướng dẫn trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?